Giải pháp về rủi ro do đạo đức của cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 60 - 61)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG

3.2.5 Giải pháp về rủi ro do đạo đức của cán bộ công nhân viên

Để khắc phục tối đa rủi ro về mặt đạo đức này, đầu tiên Sở phải luôn coi trọng công tác tín dụng và phẩm chất của CBTD. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng cho từng bộ phận liên quan đến việc cho vay, thu nợ, xử lý nợ… Đặc biệt SGD I cần phải coi trọng hơn nữa công tác đào tạo cán bộ từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức của họ.

SGD I cần nâng cao chất lượng thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản, vì hiện nay các thông tin về năng lực tài chính khách hàng chưa có cơ sở tin cậy. Hiện nay các NH đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa vào phân tích số liệu của báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến. Trong thực tế, độ tin cậy của các báo cáo tài chính của các công ty ở Việt Nam là không cao, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Cách làm phổ biến trong việc lập báo cáo quyết toàn hàng năm của các công ty hiện nay là tùy thuộc vào mục đích sử dụng của báo cáo, đối với cơ quan thuế thì báo cáo lợi nhuận thấp hoặc lỗ để tránh thuế, còn đối với Sở thì báo cáo lãi nhiều để được Sở đánh giá năng lực tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả nhằm dễ dàng trong việc vay vốn. Sở dĩ có tình trạng này là do Việt Nam chưa có quy định và chế tài nghiêm khắc về việc minh bạch thông tin như buộc các doanh nghiệp phải kiểm toán báo cáo tài chính và công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về phía NH, nếu nhất thiết yêu cầu doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính đã được kiểm toán mới cho vay thì NH sẽ bị mất khách hàng. Hơn nữa, với những doanh nghiệp lớn đã quan hệ lâu dài với NH, nếu đột nhiên NH yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính NH sẽ cảm thấy NH không tin tưởng mình. Với những báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy như thế thì công tác thẩm định, đánh giá năng lực tài chính của NH sẽ vô nghĩa, vốn cho vay của NH có thể gặp rủi ro.

Bên cạnh đó nên tiếp tục mở rộng và phát triển công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong hoạt động thông tin tín dụng, để thu thập và xử lý thông tin tốt hơn theo kịp đà phát triển của NH thương mại khác trong khi quy mô hoạt động tín dụng ngày càng lớn, số lượng khách hàng có nhu cầu quan hệ tín dụng ngày càng nhiều và dư nợ cao. Vì vậy mà SGD I cần nâng cao để theo kịp đà phát triển để có thể lưu trữ, quản lý và xử lý tốt nhất mọi thông tin về khách hàng muốn vay vốn tại sở giao dịch.

Đối với SGD I việc đa dạng hóa kinh doanh các dịch vụ tín dụng là cần thiết. Mọi phương án vay vốn của khách hàng phải được tổ chức thẩm định kỹ lưỡng, đúng quy trình, điều tra nắm chắc năng lực tài chính của khách hàng từ đó quyết định việc cho vay. Cần phải tổ chức kiểm tra sau khi đã quyết định cho vay từ khâu giải ngân, sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án, thu lãi, thu nợ đến hạn, hạn chế nợ quán hạn, nợ xấu mới phát sinh. Cần thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của hoạt động tín dụng theo quy định tại Quyết đinh số 493/2005-QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Quyết định số 457/2006-QĐ- NHNN ngày 19/4/2005 về các đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động NH.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 60 - 61)