Đối với SGDI NHCTVN

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG

3.3.3 Đối với SGDI NHCTVN

Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam đối với quốc tế, để đáp ứng với xu hướng hiện đại và sự cạnh tranh ngày càng cao Sở giao dịch cần có những chính sách phát triển toàn diện của cả Sở, cũng như tăng cường các giải pháp, biện pháp quản lý RRTD trong một môi trường mà loại rủi ro này lúc nào cũng có thể phát sinh.

- Đầu tư hơn nữa hệ thống thông tin và ngày càng hiện đại hóa NH như tăng cường, cải thiện và phát triển hơn nữa hệ thống thông tin nội bộ để có thể trao đổi cho các chi nhánh khác tình hình hoạt động của khách hàng và quan hệ tín dụng của khách hàng đó trong hệ thống một cách nhanh nhất và hoàn hảo nhất có thể. Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro trong đó có RRTD.

- Kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro phù hợp với các quy định hiện hành, đặc điểm hoạt động của NHCT và thông lệ quốc tế.

- Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư giúp Sở có thể phân tán rủi ro. Sở giao dịch cần xây dựng chiến lược lâu dài, cần dựa trên những khả năg, lợi thế và phân tích xu hướng biến động của thị trường.

- Cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích RRTD cho cán bộ. Theo lời khuyên của các chuyên gia về quản trị RRTD thì không có phương pháp phân tích phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong quản trị rủi ro.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong toàn hệ thống. - Hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ NH. Để đạt được điều đó cần gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ.

KẾT LUẬN

Hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro rất cao, trong khi đứng trên phương diện là nhà kinh doanh thì ngân hàng không muốn việc hoạt động của mình mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Vì thế mà việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng là tất yếu đặc biệt là trong quá trình hội nhập của đất nước . Quản lý rủi ro tín dụng là nghiệp vụ đòi hỏi phải có chuyên môn cao và cần có kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng.

Có thể nhận thấy Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ với hệ thống các phòng nghiệp vụ làm việc tương đối hiệu quả góp phần mang lại kết quả kinh doanh xuất sắc mà chi nhánh đạt được.

Tình hình hoạt động của chi nhánh trong năm 2007 nhìn chung vẫn theo đà tăng trưởng. Sang năm 2008, với rất nhiều cơ hội mở ra sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chi nhánh sẽ ngày càng phát triển, phát huy nội lực cùng những ưu thế vốn có của mình, khắc phục các hạn chế, thiếu sót còn tồn tại để đạt được kết quả kinh doanh cao hơn nữa, góp phần vào sự phát triển nói chung của hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế, giữ vững vị trí tốp đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đàm Văn Huệ đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới quý ngân hàng và các anh chị nhân viên của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 62 - 64)