Nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 35 - 36)

THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.3.1Nguồn vốn huy động

Bảng 6: Hoạt động huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2007 Tăng so với năm 2006

Tổng nguồn vốn huy động

19.018,32 1.570,32

Nguồn vốn VND 16.298,7 3.112,229

Nguồn vốn ngoại tệ 2.719,62 189,052

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2006, 2007)

Trong đó:

• Tiền gửi doanh nghiệp đạt 10.745,35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,5% trên tổng nguồn vốn huy động, giảm 526,665 tỷ so với năm 2006.

• Tiền gửi tiết kiệm đạt 3.632,49 tỷ, chiếm tỷ trọng 19,1% tổng nguồn vốn huy động được, giảm 521,36 tỷ đồng so với năm 2006.

Nhìn chung, SGD I vẫn duy trì được sự phát triển về nguồn vốn, là đơn vị với nguồn vốn huy động lớn nhất trong toàn hệ thống NHCTVN, ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, cho vay, thanh toán, còn điều chuyển một khối lượng vốn lớn về quỹ điều hoà của NHCTVN.

Năm 2007, hoạt động huy động vốn của SGD I có sự chuyển dịch cơ cấu, nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp, nguồn tiết kiệm trong dân cư giảm trong khi nguồn khác tăng mạnh (hơn 100%). Có điều này là do trong năm qua một lượng lớn các công cụ nợ đã được phát hành, các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, kết hợp các hình thức khuyến mại nhằm vào mục tiêu huy động vốn, đặc biệt là trong các đợt phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng … nên đã thu hút được khách hàng, kết quả luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu NHCTVN đề ra. Đồng thời, một nguồn lớn từ các tổ chức khác chuyển về là nhờ việc chủ động tiếp cận các đơn vị trực thuộc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức tài chính phi NH có nguồn thu để huy động vốn.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 35 - 36)