2.2.2.1. Mức độ giải ngân của dự án theo năm
Bảng 2.1: Mức độ giải ngân vốn ODA của toàn dự án theo năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Giá trị giải ngân
Kế hoạch Thực tế Còn lại Tỷ lệ giải ngân (%) 2011 3.050 2.890 160 94,75 2012 260.190 245.055 15.135 94,18 2013 450.360 256.377 193.983 56,93 2014 428.000 385.000 43.000 89,95 Tổng 1.141.600 889.322 252.278 77,90
Qua bảng trên ta thấy, số vốn ODA giải ngân của toàn dự án trên 15 tỉnh đều không đạt so với kế hoạch qua các năm, tỷ lệ giải ngân sau 4 năm thực hiện dự án còn thấp, chỉ đạt 77,9%. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân của dự án tại tỉnh Hoà Bình.
Bảng 2.2: Mức độ giải ngân vốn ODA của dự án tại tỉnh Hòa Bình theo năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Giá trị giải ngân
Thực tế Kế hoạch Còn lại Tỷ lệ giải ngân (%) 2011 75 75 0 100 2012 1.527 1.564 37 97,63 2013 15.640 24.589 8.949 63,61 2014 15.000 13.000 -2.000 115,38 Tổng 32.242 39.228 6.989 82,19
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Dễ nhận thấy, tỷ lệ giải ngân của dự án tại tỉnh Hòa Bình chưa cao, tỷ lệ giải ngân giữa các năm không đều làm cho số vốn không giải ngân hết theo kế hoạch sau 4 năm.
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy công tác giải ngân của dự án tại tỉnh Hòa Bình năm 2011 đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch. Số vốn giải ngân theo kế hoạch của năm này ít, chỉ 75 triệu đồng, do năm 2011 vốn giải ngân chủ yếu từ ngân sách của Bộ (giải ngân 700 triệu đồng) và do dự án bắt đầu được phê duyệt và thực hiện vào 6 tháng cuối năm 2011. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu năm 2011 theo bảng 2.1 thì việc giải ngân đúng theo kế hoạch tại tỉnh Hòa Bình là dấu hiệu đáng mừng cho tương lai của dự án. Tỷ lệ giải ngân của toàn dự án năm 2011 đạt 94,75% là do tại một số tỉnh như Điện Biên, Sơn La… chưa giải ngân hết số vốn so với kế hoạch, làm chậm chễ các công tác phê duyệt đấu thầu và tuyển tư vấn. Kế hoạch triển khai tại tỉnh Hòa Bình trong năm 2011 là tiến hành phê duyệt đấu thầu, mua sắm thiết bị văn phòng
tư vấn chuẩn bị đầu tư dự án. Mặc dù là năm đầu tiên triển khai dự án, thủ tục giải ngân còn đang trong quá trình làm quen, bên cạnh đó, một số quy ước của nhà tài trợ còn tương đối mới nên BQLDA tỉnh Hòa Bình gặp nhiều khó khăn và phải mất thời gian tìm hiểu, nghiên cứu nhưng với kinh nghiệm trong công tác giải ngân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ADB mà công tác được thực thi tương đối trơn tru, góp phần đẩy mạnh tiến đọ giải ngân chung của toàn dự án.
Năm 2012, tỷ lệ giải ngân tuy đã giảm nhưng vẫn đạt mức 97,63%, đây là tỷ lệ tương đối cao, cao hơn tỷ lệ giải ngân chung của toàn dự án (94,18%). Việc giải ngân của toàn dự án chậm trễ so với kế hoạch nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự yếu kém của BQLDA tại các tỉnh Điện Biên, Hà Giang và Yên Bái. Bên cạnh đó, cũng một phần xuất phát từ phía Trung ương. Trong khi các địa phương cố gắng cấp vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh đầy đủ và kịp thời thì nguồn vốn đối ứng Trung ương được phân bổ rất chậm, từ đó làm cho số vốn ODA giải ngân không hết so với kế hoạch.
Số tiền giải ngân của năm 2012 tại tỉnh Hòa Bình chủ yếu được sử dụng cho công tác lập thiết kế kỹ thuật, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư và công tác đấu thầu. Mặc dù công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư còn chậm trễ và gặp nhiều khó khăn do gặp phải sự phản đối của người dân, không chịu giao đất làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án trong năm. Tuy nhiên, bước đầu thực hiện dự án đạt được tỷ lệ khá cao như vậy là khá tốt, góp phần đảm bảo thực hiện đúng tiến độ hợp đồng của dự án tại Hòa Bình nói riêng cũng như toàn dự án nói chung.
Năm 2013, theo số liệu bảng 2.1 và 2.2 ta thấy tỷ lệ giải ngân của toàn dự án cũng như của riêng tỉnh Hòa Bình tiếp tục giảm xuống mạnh. Tỷ lệ giải ngân của toàn dự án đạt 56,93%, giảm 37,25% so với năm 2012; tỷ lệ giải ngân của dự án tại tỉnh Hòa Bình là 63,61%, giảm 34,02% so với năm 2012.
Việc tỷ lệ giải ngân giảm mạnh như vậy là vấn đề rất đáng lo ngại. Lý do của tình trạng này trước tiên là do do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và nước ta năm 2013. Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh. Tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn với tình trạng nợ xấu tràn lan và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Tỷ lệ lạm phát tuy đã duy trì ở mức an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Những khó khăn của nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải ngân vốn của dự án, nhất là trong thời điểm việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn chưa được nhà nước quan tâm đúng mức.
Ngoài ra, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi với bão và mưa lớn kéo dài tại nhiều vùng trên cả nước ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Cơn bão số 5 và số 6 đi trực tiếp vào các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, bão số 7 tuy không đi vào đất liền nhưng cũng ảnh hưởng trên diện rộng, kèm theo mưa lớn và dông lốc. Hậu quả 3 cơn bão gây ra hết sức nặng nề cả về người và của. Việc ngập úng và sạt lở đất khiến cho hạng mục thi công nâng cấp công trình thủy lợi và giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Lạc Sơn bị đình trệ, không thể tiếp tục thi công, nhiều hạng mục đã
sóng truyền hình gây cản trở thông tin liên lạc. Diễn biến thời tiết phức tạp như vậy gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án, do đó cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch của nhà tài trợ ADB dành cho tỉnh Hòa Bình cũng như 14 tỉnh khác.
Kế hoạch năm 2013 cho tỉnh Hòa Bình là thực hiện thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các tiểu dự án, đồng thời tiến hành đấu thầu các gói thầu xây lắp và thi công các hạng mục của TDA1 – Sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi và giao thông nông thôn huyện Lạc Sơn. Tuy nhiên tỷ lệ giải ngân thấp khiến cho một số gói thầu thi công chậm, việc nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành chưa đảm bảo đúng tiến độ, nhiều hạng mục còn thiếu vốn. Tỷ lệ giải ngân của tỉnh Hòa Bình thấp cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ giải ngân của toàn dự án không đạt so với kế hoạch.
Năm 2014, tỷ lệ giải ngân tăng đáng kể, đạt 115,38% so với kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân của toàn dự án năm 2014 tuy không đạt so với kế hoạch (89,95%) nhưng cũng tăng đáng kể so với năm 2013. Đó là dấu hiệu đáng mừng thể hiện những nỗ lực và cố gắng của BQLDA tỉnh Hòa Bình cũng như BQLDA TW trong việc thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn ODA.
Năm 2014, có 8 tiểu dự án được bàn giao mặt bằng tại các tỉnh gồm Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Phú Thọ. Kế hoạch năm 2014 tại Hòa Bình tiếp tục triển khai các hạng mục thi công trong hợp đồng, bao gồm các hạng mục chậm tiến độ từ năm 2013 tại huyện Lạc Sơn. Tỷ lệ giải ngân tăng vượt so với kế hoạch để bù đắp những thiếu hụt chưa thực hiện được trong năm 2013 do điều kiện thời tiết không thuận lợi và thiếu vốn. Các hạng mục chưa được thi công hoặc chưa hoàn thành theo kế hoạch năm 2013 tiếp tục được triển khai. Công trình đường giao thông tại hai xã Liên Vũ và Vũ Lâm bị hư hỏng do ảnh hưởng của mưa bão cần được cấp chi phí để kịp thời sửa chữa. Tính trong năm 2014, huyện Lạc Sơn đã
được nâng cấp, sửa chữa 23,3km đường, trong đó đường bê tông 4,1km, đường rải vật liệu cứng là 15km, rải nhựa là 4,2km, phát quang tầm nhìn được trên 300 nghìn m2, khơi thông cống rãnh được 880km.
Việc tỷ lệ giải ngân vượt kế hoạch của tỉnh Hòa Bình góp phần làm tăng tỷ lệ giải ngân chung của toàn dự án trong năm 2014. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang phục hồi sau suy thoái toàn cầu, kinh tế - xã hội trong nước cũng đang có những chuyển biến tốt ảnh hưởng tích cực đến tiến độ giải ngân của dự án tại tỉnh Hòa Bình cũng như tại 14 tỉnh còn lại.
Tuy nhiên, sau 4 năm, tỷ lệ giải ngân chung của toàn dự án cũng như của dự án tại tỉnh Hòa Bình vẫn chưa đảm bảo đúng tiến độ, toàn dự án chỉ đạt 77,90% và tỉnh Hòa Bình đạt 82,19%. Việc giải ngân khá chênh lệch qua các năm cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án theo kế hoạch trong hợp đồng. Tỷ lệ giải ngân năm 2014 tăng so với năm 2013 là một dấu hiệu đáng mừng, nhưng tỷ lệ giải ngân qua 4 năm thực hiện dự án chưa đạt kế hoạch thể hiện năng lực quản lý của các cán bộ là chưa cao. Ngoài ra, việc phân bổ nguồn vốn đối ứng của các tỉnh còn thiếu và chưa kịp thời, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân của nguồn vốn ODA. Việc phê duyệt báo cáo đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công tiểu dự án còn chậm trễ do quy trình, thủ tục và tiến độ xử lý của các đơn vị trong tỉnh còn chậm (như Điện Biên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hòa Bình). Công tác đấu thầu, xây lắp còn gặp nhiều khó khăn do các nhà thầu không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc thông tin không rõ ràng, ảnh hưởng đến việc gửi hồ sơ mời thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu còn kéo dài ở tỉnh Hòa Bình (112 ngày), tỉnh Điện Biên (120 ngày), tỉnh Bắc Giang (178 ngày)… Chính những nguyên nhân đó đã làm cho công tác giải ngân không đạt được như kế hoạch đã đề ra.
Dự án được bắt đầu thực hiện từ tháng 5 năm 2011 và dự kiến kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2016 nên kết quả giải ngân theo từng quý tính đến thời điểm hiện tại được phân bổ như sau:
2.2.3.2.1. Năm 2011
Năm 2011, số vốn giải ngân theo kế hoạch là 775 triệu đồng bao gồm vốn ODA 75 triệu đồng và vốn đối ứng là 700 triệu đồng, thực tế tỷ lệ giải ngân của dự án tại tỉnh Hòa Bình đã đạt 100% so với kế hoạch đã đề ra. Vốn được giải ngân toàn bộ một lần vào tháng 12. Như vậy, việc giải ngân đúng kế hoạch là biểu hiện tốt tại thời điểm bước đầu thực hiện dự án, đáp ứng đủ số vốn để tỉnh Hòa Bình hoàn thành cơ bản các công việc theo kế hoạch năm 2011 là tiến hành phê duyệt đấu thầu, mua sắm thiết bị văn phòng và ô tô và tổ chức các khóa đào tạo về quản lý dự án, quản lý tài chính, tuyển tư vấn chuẩn bị đầu tư dự án.
2.2.3.2.2. Năm 2012
Bảng 2.3: Số liệu giải ngân của dự án năm 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Quý KếGiá trị giải ngân vốn ODA Giá trị giải ngân vốn đối ứng hoạch Thựctế Tỷ lệ giải ngân(%) hoạchKế Thựctế Tỷ lệ giải ngân(%)
I 245 237 96,73 1.000 1.011 101,10 II 361 350 96,95 1.200 1.110 92,50 III 186 194 104,30 1.000 974 97,40 IV 772 746 96,63 3.868 3.310 85,57 Cả năm 1.564 1.527 97,63 7.068 6.405 90,62
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Qua bảng 2.3 ta thấy năm 2012, tổng số vốn giải ngân của dự án là 7.932 triệu đồng, trong đó vốn ODA giải ngân là 1.527 triệu đồng, số vốn đối
ứng giải ngân là 6.405 triệu đồng. Cả nguồn vốn ODA và nguồn vốn đối ứng đều không có sự thay đổi nhiều vào 3 quý đầu năm, có sự thay đổi lớn tập trung vào quý IV năm 2012. Cụ thể, trong quý I, giá trị giải ngân của vốn gần như đạt được so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA tương đối cao, đạt 96,73%, trong khi đó tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng vượt kế hoạch 1,1% (tương ứng 11 triệu đồng) cho thấy công tác giải ngân của phía nhà tài trợ ADB cũng như của Chính phủ Việt Nam và tỉnh Hòa Bình là tương đối tốt, đáp ứng đủ vốn cho công tác lập thiết kế kỹ thuật và lập hồ sơ cho công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch. Vốn ODA trong quý II giải ngân nhiều hơn so với quý I, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân vẫn ở mức 96,95% so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng giảm còn 92,5% do nguồn vốn đối ứng từ TW chậm và không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Giải ngân không đạt kế hoạch khiến cho công tác lập kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư và lập hồ sơ đấu thầu bị chậm trễ. Trong quý III, tỷ lệ giải ngân vốn tăng so với quý II. Vốn ODA giải ngân vượt kế hoạch đạt tỷ lệ 104,3%; tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng tăng lên mức 97,4% giúp đẩy nhanh tiến độ đấu thầu cho dự án. Tổng giá trị giải ngân của quý IV tăng vọt lên so với 3 quý trước đó trong năm. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân thấp nhất trong 4 quý, vốn ODA đạt 96,63%, vốn đối ứng đạt 85,57%. Điều này được lý giải là do vốn đối ứng từ phía TW giải ngân quá chậm trong khi tỉnh Hòa Bình cũng như phía nhà tài trợ đã cố gắng để giải ngân đủ vốn theo kế hoạch. Việc tổng giá trị vốn giải ngân tập trung nhiều vào quý IV cho thấy dự án muốn đầu tư vốn để gấp rút thực hiện việc giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân, hoàn thiện công tác đấu thầu phục vụ cho việc thực hiện thi công theo hợp đồng trong năm 2013.
Năm 2012 là năm dự án vừa bắt đầu được triển khai, tập trung vào các công việc cần thiết trước khi tiến hành thi công dự án. Vốn đối ứng trong
thời cho các huyện vì phần lớn các huyện trong tỉnh đều có ngân sách hạn hẹp, không đủ vốn để tạm ứng cho nhà thầu trong huyện. Tỷ lệ giải ngân cả năm không đạt kế hoạch là do vốn đối ứng giải ngân chậm, mà chủ yếu xuất phát từ TW làm chậm trễ công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các hạng mục trong năm 2013.
2.2.3.2.3. Năm 2013
Bảng 2.4: Số liệu giải ngân của dự án năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Tỷ lệ giải ngân (%) 66,89 60,00 40,80 100,82 63,20
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Qua bảng 2.4 ta thấy năm 2013, tổng số vốn đã giải ngân của dự án là 19.868 triệu đồng, trong đó số vốn ODA giải ngân là 15.540 triệu đồng, đạt