Các phương thức giải ngân với các nguồn vốn của dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng giải ngân vốn ODA của ADB cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía bắc tại tỉnh hòa bình (Trang 25 - 29)

2.2.1.1. Phương pháp mở tài khoản tạm ứng.

Theo Hiệp định tín dụng số 2682 - VIE và 2683 - VIE kí ngày 23/2/2011 giữa Chính phủ Việt Nam và ngân hàng Phát triển Châu Á, việc giải ngân của dự án được thực hiện theo phương pháp mở tài khoản tạm ứng bằng tiền USD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long để tiếp nhận vốn của ADB và thanh toán những khoản chi phí của dự án phù hợp với Hiệp định đã ký giữa Chính phủ Việt Nam với ADB.

Sau khi khoản vay có hiệu lực, Chính phủ sẽ thiết lập hai tài khoản tạm ứng cấp một tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi

nhánh Thăng Long được ADB cấp. Các khoản tạm ứng sẽ được quản lý theo quy định của ADB trong Sổ tay giải ngân vốn vay. Quy trình giải ngân của ADB sẽ được sử dụng để rút khoản vốn vay từ các tài khoản của ADB thông qua hai tài khoản tạm ứng cấp một do BQLDA TW (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính lập ra) quản lý dưới sự giám sát của Kho bạc Trung ương. Khoản tiền ứng trước vào các tài khoản tạm ứng sẽ căn cứ vào chỉ tiêu ước tính của dự án trong thời gian 6 tháng, hoặc tối đa là 10% tổng vốn dự án, lấy con số thấp hơn. Theo kinh nghiệm trước đây, những chậm trễ trong việc cấp thêm vốn vào tài khoản tạm ứng đã làm tăng mức trần trong giai đoạn thực hiện. Số tiền tạm ứng ban đầu cao hơn chứng tỏ kinh nghiệm của BQLDA TW đối với quy trình cấp thêm vốn, đồng thời cũng cho thấy số vốn đề nghị cấp ban đầu sẽ khác nhiều do các tỉnh đều muốn đẩy nhanh quá trình thực hiện.

Vốn từ các tài khoản tạm ứng cấp một này sẽ được ứng trước cho tài khoản tạm ứng cấp hai ở tỉnh Hòa Bình dự án do BQLDA tỉnh Hòa Bình (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình lập ra) quản lý, dưới sự giám sát của Kho bạc tỉnh. Do dự kiến sẽ có nhiều khoản thanh toán với giá trị nhỏ, phần lớn kinh phí thanh toán cho các hợp đồng thi công xây lắp sẽ được rút từ tài khoản tạm ứng đặt ở mỗi tỉnh, sau đó sẽ được hoàn lại dựa trên các bảng sao kê chi tiết đối chiếu với tiến độ thanh toán thể hiện trong hợp đồng thi công xây lắp. Tài khoản tạm ứng ở tỉnh sẽ được cấp thêm vốn khi xuất trình chứng từ thanh toán theo quy định trong Sổ tay giải ngân vốn vay của ADB.

Các khoản thanh toán trực tiếp từ BQLDA TW và BQLDA tỉnh Hòa Bình sẽ được Kho bạc giám sát và đồng ý chi sau khi nhận được các chứng từ thanh toán. Dựa trên các khoản thanh toán đã được Kho bạc tỉnh Hòa Bình đồng ý chi, BQLDA tỉnh Hòa Bình sẽ chuẩn bị hồ sơ rút vốn có đính kèm các tài

cấp hai và trình lên BQLDA TW. Sau khi nhận được yêu cầu cấp vốn và chứng từ thanh toán từ các BQLDA tỉnh, BQLDA TW sẽ tổng hợp lại thành hồ sơ đề nghị rút vốn và gửi lên Bộ Tài chính để kiểm tra và xác nhận. Sau đó hồ sơ rút vốn đã được duyệt sẽ được gửi cho ADB để cấp thêm vốn vào các tài khoản tạm ứng cấp một. Tỷ lệ phần trăm của mỗi lần cấp thêm vốn của hai nhà tài trợ sẽ tuân theo Hiệp định vốn vay giữa Chính phủ Việt Nam với ADB.

Quy trình bản kê sao chi tiêu của ADB có thể được sử dụng để giải ngân các chỉ tiêu và thanh toán cho các tài khoản tạm ứng cho từng tài khoản thanh toán đơn lẻ dưới 100.000 $. Các tài khoản tạm ứng sẽ được cấp bổ sung hàng tháng để đảm bảo việc thanh toán cho các quỹ hoặc khi các tài khoản đã chi tiêu chỉ còn 20% số tiền tạm ứng ban đầu. Các tài khoản tạm ứng và các bảng sao kê chi tiêu sẽ nhận được kiểm toán hàng năm bởi các công ty kiểm toán được ADB chấp nhận.

2.2.1.2. Thanh toán bằng thư cam kết.

Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, ADB phát hành một thư cam kết đảm bảo trả tiền cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long đối với khoản tiền đã hay sẽ thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Áp dụng hình thức thanh toán này trong trường hợp thanh toán nhập khẩu hàng hóa, thiết bị với khối lượng lớn bằng L/C.

Sơ đồ 2.1: Thanh toán bằng thư cam kết (3) (2) (3) (1) (4) (6) (4) (5) Luân chuyển chứng từ Giải ngân

Bước 1: Nhà cung cấp và BQLDA kí hợp đồng cung cấp.

Bước 2: BQLDA gửi hồ sơ đề nghị thanh toán đến Bộ Tài chính bao gồm: - Công văn đề nghị cho phép mở L/C và đề nghị phát hành thư cam kết. - Đơn xin rút vốn và các sao kê theo mẫu.

- Hợp đồng hoặc đơn hàng đã được xác nhận.

Bước 3: Bộ Tài chính có công văn chấp thuận gửi Ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Thăng Long và BQLDA.

Bước 4: Ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Thăng Long và BQLDA ký vào đơn đề nghị phát hành thư cam kết gửi ADB trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày có công văn chấp thuận của Bộ Tài chính.

NHPV nhà cung cấp ADB NHNN & PTNT Chi nhánh Thăng Long BQLDA Nhà cung cấp Bộ Tài chính Vụ Tài chính đối ngoại

Bước 5: ADB xem xét chấp thuận, phát hành thư cam kết thanh toán cho NHPV của nhà cung cấp và thực hiện thanh toán cho ngân hàng này khi ngân hàng này đã thanh toán, hoặc cam kết sẽ thanh toán đối với L/C đó.

Bước 6: NHPV nhà cung cấp thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp khi có đủ các chứng từ cần thiết.

Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc tại tỉnh Hòa Bình chia thành nhiều 3 tiểu dự án nhỏ. Do có các hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài nên các khoản thanh toán hàng nhập khẩu này được giải ngân theo hình thức thư cam kết.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải ngân vốn ODA của ADB cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía bắc tại tỉnh hòa bình (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w