Nâng cao năng lực của cán bộ Ban quản lý dự án.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải ngân vốn ODA của ADB cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía bắc tại tỉnh hòa bình (Trang 56 - 58)

Dự án có thể được thực hiện trôi chảy và liên tục, hiệu quả dự án tốt hay không, việc giải ngân nhanh hay chậm có sự ảnh hưởng không nhỏ bởi năng lực làm việc của cán bộ thuộc Ban quản lý dự án. Do đó, để công việc của dự án được thực hiện thuận lợi, việc giải ngân được nhanh chóng, kịp thời thì BQLDA cần thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, cơ cấu tổ chức BQLDA phải được cấu tạo đầy đủ, khoa học để có thể hoạt động một cách hiệu quả, đồng thời các bộ phận phải chuyên trách chứ không nên làm kiêm nhiệm quá nhiều, như vậy mới làm tăng hiệu quả làm việc của dự án.

Hai là, tiếp tục gửi cán bộ của Ban quản lý cũng như của địa phương tham gia các lớp tập huấn, đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Có thể mời các chuyên gia trong và

thức đào tạo ngắn ngày theo kiểu tập trung hoặc đào tạo ngay tại cơ sở làm việc đối với một số nghiệp vụ đặc thù của dự án. Về lâu dài, cần chuẩn hóa trình độ cán bộ thực hiện dự án phải có trình độ đại học trở lên và thông thạo ngoại ngữ để có thể hoàn thành nhanh chóng, chính xác các công việc của dự án.

Ba là, công tác tuyển chọn cán bộ cho BQLDA cũng như các cán bộ địa phương tham gia vào dự án phải dựa trên năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí được tuyển chọn theo đúng yêu cầu của dự án.

Hiện nay, định mức chi tiêu dành cho cán bộ dự án còn rất khiêm tốn, phụ cấp công tác phí cho cán bộ kỹ thuật của BQLDA đi giám sát công trình chưa có. Vì vậy cần khuyến khích một chế độ tiền lương, phụ cấp thỏa đáng và rõ ràng. Xây dựng một hệ thống để xếp thang, bậc các chức danh công việc căn cứ vào một số yếu tố như: mức độ trách nhiệm, mức độ phức tạp của công việc, nguy hại và rủi ro cho sức khỏe… cần phải được thực hiện.

Việc duy trì một môi trường động viên, khuyến khích thỏa đáng đòi hỏi những biện pháp sáng tạo để tăng doanh thu thông qua những chính sách thu hồi chi phí, giá cưỡng bức, hỗ trợ chéo của các khách hàng công nghiệp, thương mại và sinh hoạt để giảm chi phí vận hành hoặc tiết kiệm ngân sách và cải cách các công việc sắp xếp về thể chế qua đó các dịch vụ được cung cấp thông qua việc sáp nhập các dịch vụ có liên quan, tăng cường sự tham gia của các khối tư nhân và người sử dụng hoặc các tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ thật rõ ràng, cụ thể.

Song song với quá trình tuyển dụng, đào tạo cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, việc xây dựng, chuẩn hóa BQLDA sử dụng vốn ODA cũng cần phải được coi trọng. Để hoạt động hiệu quả, BQLDA cần phải trang bị những trang thiết bị văn phòng, phương tiện thông tin liên lạc cần thiết. Đối với những dự án có quy mô lớn, số lượng các dự án

đơn vị nhiều thì cần duy trì một BQLDA chuyên nghiệp và ổn định cao có nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động của các dự án thành viên. Ngoài ra BQLDA phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý vốn ODA của Chính phủ về tiến độ triển khai thực hiện dự án cũng như các trách nhiệm liên đới khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải ngân vốn ODA của ADB cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía bắc tại tỉnh hòa bình (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w