Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp trên 1 Về phía Chính phủ và các Bộ, ban, ngành chức năng

Một phần của tài liệu Thực trạng giải ngân vốn ODA của ADB cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía bắc tại tỉnh hòa bình (Trang 59 - 60)

3.3.1. Về phía Chính phủ và các Bộ, ban, ngành chức năng

Có thể nói một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm chễ trong vấn đề giải ngân của dự án là thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp, còn nhiều bất cập, thiếu phù hợp với thực tiễn dẫn đến chậm trễ trong việc phê duyệt các báo cáo của phía Việt Nam. Do đó, cải cách thủ tục hành chính cho phù hợp, tạo môi trường thuận lợi để dự án có thể thực hiện nhanh chóng, từ đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án là việc hết sức cần thiết. Cụ thể là:

- Các thủ tục của chính phủ cần đơn giản hơn nữa. Các thủ tục phê duyệt của dự án phải liên quan đến rất nhiều Bộ, Sở, ban ngành và các cơ quan khác nhau từ huyện, tỉnh đến Chính phủ vì vậy dù dự án đã được phê duyệt nhưng nếu có bất cứ sự thay đổi dù nhỏ đến lớn nào cũng phải trải qua sự xem xét, phê duyệt của tất cả các cấp sẽ làm kéo dài thời gian thực hiện dự án. Do đó, cần có sự phân chia trách nhiệm hợp lý giữa cơ quan từ cấp trên xuống cấp dưới sao cho quá trình thủ tục phê duyệt dự án đảm bảo nhanh gọn.

- Các biện pháp, chính sách ở các cấp phải được thực hiện đồng bộ nhằm thúc đẩy việc tuân thủ và hài hòa giữa nhà tài trợ với các mục tiêu chiến lược của phía Việt Nam, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi

ngược”. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc đơn giản hóa và hài hòa thủ tục. Các biện pháp này nên được đưa ra dựa trên những bất cập trong thủ tục hiện nay.

Ví dụ như trong vấn đề đấu thầu có một số vấn đề sau: Theo quy trình của Việt Nam, để có thể lập tài liệu đấu thầu dự án phải lập thiết kế chi tiết và tổng dự toán công trình, trong khi đó quy trình của nhà tài trợ chỉ yêu cầu có thiết kế chi tiết và dựa vào đó để lập tài liệu đấu thầu. Như vậy, thủ tục của phía Việt Nam còn rườm rà, phức tạp và mất nhiều thời gian. Do đó nên xem xét sửa đổi, giảm thiểu các công việc phải thực hiện để nhanh chóng lập tài liệu đấu thầu và đưa dự án vào thực hiện.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải xây dựng các biện pháp để bảo đảm quỹ dự phòng trượt giá và đảm bảo vấn đề đối ứng cho dự án.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải ngân vốn ODA của ADB cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía bắc tại tỉnh hòa bình (Trang 59 - 60)