Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triến nông thôn Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 67 - 69)

nông thôn Việt Nam

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triến nông thôn Việt

Nam

3.2.2.1. Đồi mói cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vắn ngân sách Nhà nước

Nguồn vốn NSNN cho đầu tư hàng năm có xu hướng tăng lên, đã tạo ra nền tảng vật chất, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật cho đất nước. Thực tiễn cho thấy, tìm kiếm và huy động được nguồn vốn cho Nông nghiệp và phát triển nông thôn là quan trọng nhưng quản lý và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả còn có ý nghĩa quyết định hơn đối với sự phát triển của ngành và của cả nến kinh tế. Chính vì thế, trong giai đoạn tới cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Một là, hạn chế tới mức thấp nhất các sai sót trong chủ trương đầu tư, thể hiện ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế, lựa chọn địa điểm, quy mô đầu tư và công nghệ tiến hành. Muốn thế, các cơ quan chức năng phải có sự phân tích, đánh giá đúng đắn về hiệu quả của các dự án đầu tư, các công trình đã và đang triển khai

chấn chỉnh ngay từ khi có ý tưởng đầu tư, lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.

- Hai là, giám sát chặt chẽ các công trình, bám sát tiến độ dự án, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, gây lãng phí vốn. Đe đảm bảo hiệu quả đầu tư cần kiên quyết không cấp vốn cho các dự án thiếu khả thi, không có căn cứ vững chắc; chưa có đầu ra và thị trường rồ ràng. Biện pháp này sè hạn chế được tình trạng đầu tư dở dang hoặc thời gian thi công kéo dài. Ngoài ra cần có các chế tài xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy chế đầu tư công.

- Ba là, vốn NSNN dành cho phát triển nông nghiệp nông thôn cần được đầu tư có trọng điểm và hướng ưu tiên. Hiện nay, cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác, nhất là trong diều kiện hội nhập quốc tế. Các khâu xét duyệt đầu tư cần được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy trình chặt chẽ và thông qua các cơ quan dân cử để có phương án đầu tư đúng đắn, hợp lòng dân.

- Bốn là, tích cực giải quyết tình trạng nợ đọng đối với các dự án đầu tư XDCB trong nông nghiệp, đặc biệt là với các công trình thủy lợi quan trọng phục vụ sản xuất của người dân. Nghiêm cấm các ngành, các cấp ra quyết định đầu tư bằng nguồn vốn NSNN khi chưa có căn cứ rõ ràng về nguồn vốn thực hiện.

- Năm là, tiếp tục bổ sung các quy chế quản lý chi tiêu công của ngành, trong đấu thầu và mua sắm công. Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan cấp trên, đơn vị trực tiếp triển khai dự án và các cơ quan dân cử đế ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham những, thất thoát vốn, giảm hiệu quả công trình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w