Thực trạng về hiệu quả đầu tưcông trong Nông nghỉệp và phát triển Nông thôn ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Những thành tựu phát triển Nông nghiệp Việt Nam thòi kỳ đối mó
Sau 20 năm đối mới, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã có những tiến bộ mạnh mẽ nhờ các chính sách đúng đắn như: Chế độ khoán (1988), giao đất cho nông dân (1993), lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế,... Các kết quả cụ thể như sau:
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,3 %/ năm, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 21,8% GDP của toàn nền kinh tế. Nông nghiệp phát triến đa dạng
và nổi bật với các mặt hàng nông sản, lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,... Phần lớn các mặt hàng đáp ứng được nhu càu tiêu dùng trong nước.
- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản liên tục tăng bình quân 13%/ năm. Xuất khẩu gạo hàng năm đều đạt 3,5 đến 4 triệu tấn và đứng thứ 2 thế giới, xuất khẩu cà phê, hạt điều đứng thứ 3 thế giới,...
-Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã từng bước chuyển sang nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất nông sản tập trung, tiêu biểu là: lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Củu Long; cao su ở Đông Nam Bộ; chè ở miền núi và trung du Bắc Bộ; cà phê Tây Nguyên, cây ăn quả ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
- Lâm nghiệp đã có những chuyển biến sâu sắc, từ lâm nghiệp Nhà nước chủ yếu
Thương mại,44,07 40,08 38,73 38,63 38,47 38,23 38,15 38,01 38,08
và lợi ích cho nông dân. Các Chương trình về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã thu được kết quả tốt, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng.
- Trong ngành thủy sản, chuyển từ đánh bắt tự nhiên là chính sang nuôi trồng tập
trung, phát triến nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, phát triển mạnh các
cơ sở chế biến phục vụ xuất khẩu.
- Gần 40% số hợp tác xã nông nghiệp ở nông thôn đã được xây dựng theo Luật hợp tác xã, hướng hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ nông dân.
Các doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp đang được cố phần hóa hoặc sắp
xếp lại đế kinh doanh có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và thành tựu trên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn những tồn tại sau:
- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chậm chuyển đổi, có sự chênh lệch giữa chăn nuôi và trồng trọt, trong đó, thu từ trồng trọt chiếm đa số, dịch vụ nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng kỹ thuật canh tác
mới và cải thiện giống cây trồng.
“Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới với sự hỗ trợ của Nhóm các nhà tài trợ cùng mục đích” và các báo cáo của Bộ NN& PTNN đã khẳng định ngành Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội Việt Nam.
Thực tế cho thấy, trước năm 1980 Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu và phải nhập khẩu lương thực. Bắt đầu bằng quá trình đổi mới trong những năm cuối thập niên 80, thông qua việc sử dụng cơ chế thị trường để mang lại động lực cho người nông dân, ngành nông nghiệp đã có sức tăng trưởng mạnh mẽ.
Xét trong tống thể nền kinh tế, sau gần 20 năm đổi mới, duy trì được tốc độ tăng ổn định trong nhiều năm nhưng tỷ trọng của khu vực Nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) trong GDP đã giảm dần. Sự thay đổi đó là hoàn toàn phù hợp với xu hướng chuyến dịch cơ cấu kinh tế trong qua trình CNH- HĐH ở nước ta hiện nay.
Biểu 2.1 : Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế Đơn vị: %
Năm 1995, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tới 27,18% GDP; công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 28,75% thì đến năm 2005, các tý lệ này là 20,97% và 40,02%. Năm 2006, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm xuống còn 20,36%, công nghiệp xây dựng chiếm 41,56% và thuơng mại dịch vụ chiếm đến 38,08% tổng GDP.
Nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được coi là một trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2001- 2010) của Việt Nam. Với hơn ba phần tư dân số và gần 90% người nghèo sống ở khu vực nông thôn, phát triển nông nghiệp được coi là một động lực thúc đấy tăng trưởng quan trọng đảm bảo sự phát triến bền vững ở Việt Nam.