Đối mới công tác quy hoach đầu tư đảm bảo hiêu quả sử duns vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 69 - 70)

nông thôn Việt Nam

3.2.2.2. Đối mới công tác quy hoach đầu tư đảm bảo hiêu quả sử duns vốn

Công tác quy hoạch đầu tư có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển ngành, là yếu tố góp phần đảm bảo hiệu quả của đầu tư. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều dự án dở dang, bị trì hoãn hay chậm tiến độ là do quy hoạch chưa chưa chính xác. Điều này lại bắt nguồn từ việc thiếu các văn bản quản lý và hướng dẫn về quy hoạch; tính liên kết giữa quy hoạch và các giai đoạn kế hoạch chưa cao; thêm vào đó là nhận thức chưa đúng đắn về vai tò của kế hoạch trong công cuộc đổi mới hiện nay. Nhũng giải pháp chủ yếu trong việc đổi mới công tác quy hoạch hiện nay như sau:

- Một là, càn soạn thảo và ban hành các văn bản pháp lý cho công tác quy hoạch đầu tư từ nguồn vốn NSNN, trong đó cần chỉ rõ các quy hoạch mang tính hiệu lực pháp lý và các quy hoạch mang tính định hướng, dẫn dắt. Đối với ngành nông nghiệp cũng cần có những nội dung quy định và hướng dẫn cụ thế trong soạn lập cũng như phê duyệt quy hoạch.

- Hai là, cần tiến hành đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển mới của ngành và của nền kinh tế. Phải có sự liên kết giữa việc lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư đế tạo nên hiệu quả đồng bộ trong quản lý. Hiện nay, công tác lập kế hoạch của ngành đã được thực hiện theo phương pháp khuôn khố chi tiêu trung hạn và bước đầu đã có những kết quả khả quan. Do vậy, công tác quy hoạch đầu tư cần được thực hiện dựa trên những căn cứ khoa học đầy đủ, chính xác, có tầm nhìn xa, dài hạn, không quy hoạch dự án theo phong trào, căn cứ vào số lượng mà không chú ý đến những kinh nghiệm ở một số địa phương điến hình nhằm giảm thiểu những tác động xấu của điều kiện bên ngoài, tránh điều chỉnh gây lãng phí nguồn lực. Nâng

cao chất lượng công tác dự báo, nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin chuẩn xác.

- Ba là, nghiêm túc chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch đầu tư ở tất cả các cấp. Tố chức tốt công tác thẩm định các dự án quy hoạch, nâng cao tính liên kết giữa các vùng trong quy hoạch với nhau để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Rà soát lại các quy hoạch, kế hoạch đế tránh tình trạng quy hoạch xong để đấy, gây cản trở cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quy hoạch. Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay là việc quy hoạch đất đai, nhất là đất nông nghiệp. Việc thu hồi và sử dụng đất cho các hoạt động khác phục vụ cho chuyển đối cơ cấu kinh tế ngành cần được tính toán kỹ trong quy hoạch nhằm đem lại hiệu quả đầu tư kinh tế- xã hội cao.

- Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với quy hoạch đầu tư ở tất cả các khâu. Có các biện pháp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu sai phạm trong quy hoạch đầu tư công cũng như các hình thức xử lý tương ứng.

Các giải pháp nêu trên là căn cứ cần thiết, hợp lý trong việc quy hoạch đàu tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo, dở dang.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w