Thực trạng về hiệu quả đầu tưcông trong Nông nghỉệp và phát triển Nông thôn ở Việt Nam hiện nay
2.2. LL Nhóm nhân tố khách quan và chủ quan a) Nhân tố khách quan
a) Nhân tố khách quan
Một là, các nguồn tài nguyên là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và cũng là nguồn cung cấp vật liệu cho các hoạt động đầu tư nói chung và của nông nghiệp nói riêng.
-Tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là nhu cầu về nguồn nước sạch. Đồng thời, thiên tai, hạn hán diễn ra bất thường và có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều đó làm tăng đầu tư và xã hội hóa công tác đầu tư phát triển thủy lợi, phòng chống thiên tai.
Hệ thống đê điều còn chứa đựng những ẩn họa, thêm vào đó các nguy co sụt lún, sạt lở đe dọa tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và làm tăng chi phí nghiên cứu xử lý đê biển, cảnh báo lũ quét.
Hai là, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh luôn ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn có thể bùng phát thành dịch, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống. Xuất phát từ thực tế này, công tác phòng chống dịch bệnh cần được đẩy mạnh và các hoạt động đầu tư nghiên cún triến khai được tăng cường.
(2) Môi trường xã hội
An ninh xã hội và ổn định chính trị là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp và tăng khả năng liên kết trong đầu tư.
Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực theo các cam kết quốc tế và nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân là cơ sở tăng ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, nhất là ở các vùng
phát triển ở các xã đặc biệt khó khăn, tăng ngân sách đầu tư địa phương và giảm
ngân sách Trung ương.
bỳ.Nhân tố chủ quan
(1) Chiến lược phát triền ngành
Chiến lược phát triển ngành là yếu tố quyết định đến hoạt động đầu tư công trong phát triến nông nghiệp nông thôn. Tùy theo mục tiêu và mức độ phát triển trong từng giai đoạn của các tiểu ngành cũng như các lĩnh vực đươc ưu tiên phát triển mà có sự phân bổ ngân sách đầu tư phù hợp.
(2) Thể chế ngành
Thể chế ngành được thể hiện ở sự phân cấp trong điều hành và quản lý đầu tư công của ngành. Như ta đã biết, thể chế công trong kinh tế nông thôn Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ chuyển đối. Vai trò của khu vực kinh tế công đang chuyến tiếp từ việc quản lý và đầu tư trực tiếp sang các hoạt động sản xuất và thị trường sang hướng tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường thông qua các điều lệ và quy định, cung cấp các dịch vụ công và tạo ra các khung chính sách. Tất cả các công việc đó gián tiếp giúp đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Năng lực hoạch định khung chi tiêu trung hạn (MTEF) của Bộ NN& PTNT đã được nâng cao. Bắt đầu áp dụng thí điểm trong ngành từ năm 2004, MTEF đã giúp thay đổi cơ chế về ngân sách và kế hoạch hiện nay đồng thời hình thành các liên kết minh bạch hơn giữa các mục tiêu trong chiến lược phát triển của Chính phủ.