Mức độ và xu hướng đầu tưcông của ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 39 - 42)

b) Nhân tố bên trong

2.3.1. Mức độ và xu hướng đầu tưcông của ngành

2.3.1. L Giai đoan 1988- 1997

Năm 1988, nghị quyết 10 ra đời đánh dấu mốc lịch sử quan trọng và mở ra thời kỳ mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta. Sáu năm sau Nghị quyết 10, sản xuất nông nghiệp phát triển với nhịp độ nhanh và ổn định, các chỉ tiêu đều tăng, nổi bật nhất là năng suất lúa tăng 26%. Sự tăng trưởng đó đạt được một phần là do vấn đề tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, thể hiện ở biểu 2.1 sau.

Biểu 2.2: Vốn đầu tư xây (lựng cơ bản của Nhà nước cho Nông nghiệp giai đoạn 1990- 1994 (theo mức giá hiện hành)

Đơn vị: Tỷ đồng

T--- ■>---1---u

Nguôn: Tông cục Thông kê, 1995

Dễ thấy thủy lợi là lĩnh vực được ưu tiên số một trong đầu tư công giai đoạn này với số vốn và tỷ trọng ngày càng tăng. Các dự án thủy lợi này cũng đã phát huy được hiệu quả khá cao trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, thông qua việc tăng năng suất cây trồng khá mạnh mẽ.

Thành phần Nguồn Tỷ trọng

Danh mục Tổng số Trung ương Địa phươngTỷ trọng

Tổng vốn đầu tư từ 95.482, 33.364,8 62.117,6 100

l.Ngân sách địa phương 9.144,5 9.144,5

3. Hỗ trợ và bố sung có 5.589,6 404,4 5.185,2

Danh mục Tổng sốTrung ương Địa phươngTỷ trọng

ngân sách lại giảm, từ 15% năm 1990 xuống còn 11% năm 1994. Hiện tượng này đã dẫn đến tình trạng có thời kỳ thiếu vốn để nâng cấp và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn.

Bù lại sự giảm tỷ trọng đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác cho nông nghiệp đã bắt đầu có xu hướng tăng lên như: vốn trong dân, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Tuy số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chưa nhiều nhưng cũng đã tăng các tiền đề vật chất, khắc phục phần nào sự đói vốn trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Xu hướng chung trên phạm vi cả nước là đầu tư, đấu thầu các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là công trình thủy lợi, khuyến khích trồng cây công nghiệp và thâm canh.

Song so với yêu cầu và tiềm năng, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, sự đầu tư đó chưa đáp ứng được, vốn đầu tư đã ít, tỷ trọng thấp, lại đầu tư dàn trải, không tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm, các công trình sản xuất hàng hóa cũng như đàu tư cho khoa học kỹ thuật thấp. Nông nghiệp đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm, sự chênh lệch về tốc độ tăng truởng của nông nghiệp so với công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Thêm vào đó, cơ cấu kinh tế nông thôn ít chuyển đổi và có nguy cơ tụt hậu.

2.3.1.2. Giai đoan 1997- 2003

- Giai đoạn 1997- 1999:

Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam trải qua sự phát triển đầy khó khăn do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đều chậm lại, năm sau chậm hơn năm trước.

Kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết năm 2000 và có hiệu lực thực thi vào năm 2001.

Nguôn: Tông cục Thông kê, 2003

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của ngành nông nghiệp và nông thôn trong 4 năm 1999- 2002 (bao gồm cả thủy sản) là 61.017 tý đồng (Niên giám Thống kê). Trong đó:

+ Vốn ngân sách đàu tư cho ngành cùng kỳ đạt 26.095 tỷ đồng, chiếm 42,77% tổng đầu tư phát triển ngành cùng kỳ.

+ Các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước đầu tư cho nông nghiệp đạt 34.922 tỷ đồng, chiếm 57,23% so với tổng vốn đầu tư phát triển ngành cùng kỳ.

Theo đánh giá của Báo cáo chi tiêu công thì ngành nông nghiệp đã duy trì tỷ Xu hướng chủ yếu trong chi đầu tư là phần vốn do địa phương quản lý tăng từ

48% năm 1997 lên 67% năm 2002. Trong đó:

+ Chi tiêu cho ngư nghiệp tăng nhanh hơn chi cho nông nghiệp và lâm nghiệp nhưng cũng chỉ chiếm 5% tổng chi toàn ngành.

+ Chi cho công trình thủy lợi giảm từ 78% tổng chi xuống 60% trong cùng kỳ.

2.3.1.3. Giai đoan từ 2003 đến nay

*Giai đoạn 2003- 2005: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của ngành (không

Nguôn: Niên giám Thông kê, 2004 Trong đó:

+ Vốn ngân sách đầu tư cho ngành cùng kỳ đạt 25.678 tỷ đồng (theo Vụ Ngân sách- Bộ tài chính), chiếm 45,90% tổng đầu tư phát triển ngành cùng kỳ.

+ Các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước đầu tư cho nông nghiệp đạt 30.254 tỷ đồng, chiếm 54,09% so với tổng vốn đầu tư phát *Giai đoạn 2006- 2008: Đây là giai đoạn quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2006- 2010). Thời gian này, nền kinh tế nước ta đạt được mức tăng trưởng cao và liên tục. Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư đã tập trung hơn và phần nào khắc phục được những hạn chế của giai đoạn trước.

Biểu 2.5: Phân bỗ vốn đầu tư ngành nông nghiệp 2006- 2008

Nguôn: Bộ Tài chính, 2007

Tổng số vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN cho ngành nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) qua các năm có tăng so với kế hoạch đề ra nhưng tổng số các dự án đầu tư công do các Bộ, ngành và địa phương triển khai chỉ ở mức tương đương. Tình trạng các dự án nhóm B có thời gian kéo dài đã được khắc phục một bước.

Nhiều địa phương đã chủ động giảm bớt các dự án khởi công mới, tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp, các dự án sắp hoàn thành. Khối lượng vốn thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt kết quả khá cao. Ket quả thực hiện vốn đầu tư phát triển từ NSNN năm 2007 được thể hiện ở biểu sau:

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguôn: Trung tâm Dự báo phát triên KT- XH, 2007

Theo kế hoạch 5 năm (2006- 2010) của Bộ NN&PTNT thì từ 2006- 2009 Bộ NN&PTNT còn 127 dự án đang đâu tư, von đầu tư của 127 dự án đã duyệt còn lại cần tập trung đầu tư tiếp tù’ năm 2006 khoảng trên 9.800 tỷ đồng. Trong kế hoạch năm 2006, Bộ đã tập trung đầu tư để hoàn thành 76 dự án (phần lớn là dự án nhóm C), vốn thực hiện trên 490 tỷ đồng. Như vậy, giai đoạn 2007- 2009, Bộ NN&PTNT còn trên 50 dự án cần tiếp tục đầu tư với nguồn vốn được duyệt lên đến 9400 tỷ đồng. Tuy nhiên, với dự báo tổng chi đầu tư những dự án đang tiến hành thì ngân sách trực thuộc Bộ chỉ có khả năng đáp úng được 60% nhu cầu của số dự án đang đầu tư, tương đương với khoảng 5.738 tỷ đồng.

2.Chi tiêu của Bộ 1.612 1.364 1.273 920 21

Nguôn: Bộ Kê hoạch- đâu tư, 2007

2.3.2. Đầu tư công trong các lĩnh vực (tiếu ngành)

2.3.2. L Thủy loi

Trong những năm qua, tổng chi tiêu của Nhà nước dành cho thủy lợi và các dịch vụ có liên quan là khoản chi lớn nhất trong tổng chi ngân sách cho nông nghiệp. Năm 2002, phân bố ngân sách của ngành cho thủy lợi là 4.211 tỷ đồng, tăng 29% so với mức 3.241 tỷ đồng năm 1999 và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng qua các năm.

48

Biểu 2.8: Cơ cấu chi tiêu công cho thủy lợi Việt Nam giai đoạn 1999- 2002

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2006, đầu tư cho thủy lợi từ NSNN là 6.700tỷ đồng, tăng gần 40% so với mức 4.211 tỷ đồng của năm 2002 (xem biểu 2. ). Đây là hệ quả của việc tăng trưởng kinh tế nhanh gắn liền với đẩy mạnh tốc độ đầu tư công.

Biếu 2.9 : Đầu tư công cho thủy lợi giai đoạn 2001- 2006

Nguôn: Bộ Kê hoạch- đâu tư, 2006

Đầu tư xây dựng các công tình thủy lợi đã tác động rất lớn đến việc giảm nghèo nông thôn, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế. về mặt lý thuyết, quy mô của các công trình thủy lợi là một nhân tố quan trọng tác động đến đời sống của người nông dân. Hệ thống thủy lợi quốc gia đã tưới tiêu khoảng 80% diện tích trên tổng số gần 7 triệu ha canh tác, chủ yếu là cho lúa. Tuy nhiên, theo báo cáo, diện tích thực sự tưới tiêu chỉ bằng 50- 60% công suất thiết kế do các công trình này chưa hoàn thành hoặc không được bảo trì thường xuyên. Đối với các công trình thủy lợi lớn, diện tích tưới tiêu có cao hơn song vẫn phải sử dụng hệ thống bơm bố sung nên chi phí cũng tăng. Đối với các công trình thủy lợi nhỏ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, diện tích tưới tiêu thực sự chỉ khoảng 25- 30%. Nhiều kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tất cả các khoản chi phí cộng dồn liên quan đến hệ thống thủy nông nông thôn đã lên đến con số rất cao và có thể vượt vốn đầu tư chính thức vào các công trình này.

Một vấn đề nữa cần quan tâm đó là việc thu phí từ phía người sử dụng công trình. Theo lý thuyết, nguồn thu này có thể đảm bảo chi vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình, nhưng trong thực tế lại là điều không thể thực hiện được. Phí thủy lợi và tỷ lệ thu phí thường thấp nên nguồn thu tù’ phí thủy lợi mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu cần thiết, còn lại trợ cấp ngân sách vẫn chiếm phần lớn trong chi vận hành, bảo dưỡng.

23.2.2. Nghiên cứu khoa hoc

Nghiên cứu khoa học không được phân loại ngân sách riêng mà lại ghi chung vào các hạng mục cho trồng trọt và nhân giống. Do vậy, một nguồn vốn lớn được cấp qua các Viện và cơ quan nghiên cúu trực thuộc Chính phủ như: Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên môi trường. Nguồn vốn thông qua Bộ NN&PTNT chiếm khoảng 85%, phần còn lại được chuyển qua Bộ KHCN dùng cho các nghiên cứu về môi trường. Các số liệu thống kê cho thấy, nguồn vốn

thông qua Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN có xu hướng tăng lên, cụ thể là đã tăng từ 150,5 tỷ đồng năm 2000 lên 197,5 tỷ đồng năm 2003; trong đó, tập trung vào sản xuất hạt giống chiếm 42%, chăn nuôi gia cầm, thú y, trồng rừng và thủy lợi- mồi hạng mục chiếm khoảng 4%. Thêm vào đó, các khoản lương đã chiếm một tỷ lệ khá lớn so với tổng ngân sách đầu tư vào lĩnh vực này.

Biểu 2.10 : Đầu tư công dành cho Nghiên cứu nông nghiệp từ các nguồn vốn

của Trung ương, giai đoạn 2000- 2003

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguôn: Bộ Tài chính, 2004

Ngày nay, sự phát triển và tác động của khoa học công nghệ là không thế phủ nhận được đối với sự phát triến kinh tế của các nước nông nghiệp như Việt Nam. Những ứng dụng và kết quả trong nghiên cứu đã đem lại những thành tựu đáng khích lệ cho nông nghiệp, thể hiện thông qua việc tìm ra các giống cây trồng vật nuôi mới, đem lại năng suất ngày càng tăng, tỷ lệ chế biến sản phẩm nông nghiệp đạt mức cao, khả năng đối phó với các ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài được nâng lên. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, sự quan tâm của các Bộ, ngành đối với hoạt động nghiên cứu trong nông nghiệp vẫn ở mức rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

đoạn 2001- 2006

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguôn: Bộ Tài chính, 2006

Số liệu ở biểu 2.11 cho thấy tỷ trọng chi tiêu dành cho nghiên cứu của ngành vẫn không có sự ưu tiên nào đáng kể nào, trong suốt giai đoạn 2001- 2006, tỷ lệ này chỉ khoảng 2- 2,9%. Đây là một tỷ lệ rất thấp so với các quốc gia đang phát triển khác như Trung Quốc (6%) hay Thái Lan (10%).

Có lẽ đó cũng là cách lý giải cho mức đóng góp thấp của nghiên cứu khoa học trong việc tăng năng suất và tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Một vấn đề đặt ra là với nguồn vốn ngân sách hạn hẹp cho nghiên cứu nông nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn này càng cần phải được lưu tâm hơn và đặc biệt chú ý đến kết quả của nghiên cứu cũng như khả năng áp dụng nghiên cứu đó trong thực tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w