Đối mới công tác quản lý dư án đầu tưcông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 70 - 73)

nông thôn Việt Nam

33.23. Đối mới công tác quản lý dư án đầu tưcông

Dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư công trong nông nghiệp- phát triển nông thôn nói riêng đều có một chu trình dự án rất rõ ràng (xem hình ). Đe nâng cao hiệu quả của các dự án đàu tư công từ nguồn vốn NSNN trong nông nghiêp nông thôn, chúng ta cần đổi mới công tác quản lý dự án đầu tư ở tất cả các giai đoạn của một chu kỳ dự án. Các giải pháp cụ thể như sau:

Như ta đã biết, Luật NSNN và các văn bản pháp quy liên quan đã có những quy định cụ thể về cơ chế quản lý đầu tư tù khâu lập dự án, thẩm định- phê duyệt, triển khai và quyết toán dự án. Tuy nhiên, trong thực tế, quản lý dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN trong nông nghiệp nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch trong khi thực hiện cơ chế. Hoàn thiện cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các hoạt động này là việc làm hết sức cần thiết. Đồng thời cần có sự phối hợp kiểm tra giữa các bên liên quan từ trung ương đến địa phương. Trong đó, tập trung nhấn mạnh các khâu sau:

- Một là, thực hiện kiểm tra ngay từ khâu lập dự án đầu tư.

Yêu cầu đầu tiên là phải xem xét đến tính hiệu quả, tính khả thi và mức độ đạt được mục tiêu của dự án, đồng thời dự án đầu tư cũng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của Ngành, địa phương. Phương thức thực hiện ở đây là: cơ quan chức năng tiến hành kiếm tra khi đưa vào kế hoạch đầu tư; dân kiểm tra tính chuẩn xác về các yêu cầu của dự án.

- Hai là, thực hiện kiểm tra trên tất cả các khâu của kế hoạch đầu tư, cụ thể là trên các khía cạnh: khối lượng vốn và công việc, định mức chi phí, giá cả được sử dụng khi dự toán. Trong hoạt động đầu tư, định mức quy định và thực tế nhiều khi có sự chênh lệch. Sự không thống nhất này là kẽ hở dễ xảy ra các vi phạm về tài chính. Một vấn đề khác nữa đó là các dự án đầu tư công thường xuyên dó những thay đổi, điều chỉnh, bổ sung do tính thiếu các yếu tố thị trường. Các dự án trước đó thường chỉ tính đến yếu tố trượt giá mà không tính đến yếu tố lạm phát của nền kinh tế. Cuối năm 2007, đầu 2008, trong khi giá cả tăng 2- 3% thì tốc độ lạm phát đã lên đến trên 12%, hầu hết các dự án đầu tư công đều

đã bỏ qua yếu tố này và kết quả là phải điều chỉnh, bố sung thêm các khoản mục. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ nội dung này.

- Ba là, thực hiện kiểm tra trong quá trình thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư đúng đắn. Tình trạng thẩm định qua loa, hình thức đối với các dự án có nguồn vốn từ NSNN vẫn còn tồn tại. Các dự án nhà nước đầu tư vẫn chỉ được thẩm định trong phạm vi tương đối hẹp, và, theo quy trình, lệ thuộc rất nhiều vào chính bản thân nơi đề xuất. Tiếng nói các cơ quan khác rất yếu, đặc biệt là chưa có sự tham vấn của dân cư- với tư cách là đối tượng hưởng lợi chính từ dự án. Chúng ta muốn tiến hành xã hội hóa trong đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án công thì trước hết ngay ở khâu thẩm định phải có sự đối mới, cần thẩm định dự án đầu tư công như các dự án đàu tư tư nhân khác.

- Bốn là, đổi mới công tác giám sát trong quá trình thi công thực hiện dự án đầu tư từ NSNN. Thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu vào của dự án, đảm bảo đúng kế hoạch và quy hoạch. Giám sát khi chuấn bị đầu tư nhằm đảm bảo quá trình thi công diễn ra liên tục, không bị vướng mắc. Giám sát qua trình thực hiện đầu tư, đặc biệt lưu ý đến vật tư thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ sử dụng. Giám sát tiến độ giải ngân theo quy trình, đảm bảo công trình thực hiện đúng tiến độ và vốn giải ngân phù hợp. Giám sát và đánh giá hậu dự án là một nội dung quan trọng đảm bảo mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án; cần xem xét việc khai thác, vận hành từ đó, rút ta được những bài học kinh nghiệm trong quản lý dự án, áp dụng cho các dự án sau.

- Năm là, đổi mới hoạt động thanh tra trong đầu tư công. Yêu cầu chủ yếu của công tác này là nhằm chống thất thoát, tham nhũng vốn nhà nước trong hoạt động đầu tư. Công tác thanh tra cần được tiến hành thường xuyên, liên tục nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Một mặt thực hiện tốt

kế hoạch về quản lý và sử dụng đất đai, chống lãng phí; thực hành tiết kiệm. Mặt khác cần phải phát huy vai trò thanh tra nhân dân trong các hoạt động đầu tư, từ quyết định đầu tư đến phê duyệt, lập kế hoạch và thực hiện đầu tư.

- Sáu là, tăng cường hoạt động kiểm toán đối với đầu tư từ NSNN. Đe mở rộng và nâng cao năng lực kiểm toán trong việc quản lý dự án đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư NSNN cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán Nhà nước thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước để xác định vị thế và vai trò của kiểm toán đối với quản lý chi tiêu công.

+ Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế lập, thẩm định, dự toán NSNN và phân bổ ngân sách.

+ Nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán NSNN các cấp và không ngừng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ kiểm toán.

+ Từng bước xây dựng phương pháp kiếm toán tiên tiến, hiện đại, ứng dụng các kết quả nghiên cứu và công nghệ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w