Đánh giá hiệu quả của các Dự án đầu tưcông trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 44 - 49)

b) Nhân tố bên trong

2.4. Đánh giá hiệu quả của các Dự án đầu tưcông trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay

2.4.1. Đánh giá chung về hiệu quả của các Dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

đầu tư công trong nông nghiệp nông thôn trên 2 góc độ: hiệu quả tài chính- kinh tế và hiệu quả xã hội- môi trường.

2.4.1.1. Hiêu quả tài chính- kinh tế

Hiệu quả tài chính- kinh tế của dự án đầu tư công có thế được phân tích trên các giác độ khác nhau. Tuy nhiên, ở đây chỉ đánh giá chung theo trình tự của quá trình đầu tư.

Xét về việc sử dụng các yếu tố nguồn lực, đặc biệt là trong việc sử dụng vốn NSNN: Hầu hết các dự án đều xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Các công trình đầu tư công, nhất là các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương đều có hiện tượng thất thoát, lãng phí vốn do những sai phạm về tài chính, yếu kém quản lý và chiếm đến 20- 30% giá trị công trình. Ngoài ra, có những dự án được tiến hành theo phong trào, chưa nghiên cứu và phân tích kỹ đã đưa vào triến khai, dẫn đến hậu quả là lãng phí vốn một cách nghiêm trọng. Hiệu quả kinh tế của không ít dự án đã được tính toán theo kiểu khép kín trong phạm vi mỗi tỉnh mà không tính đến sức ép cạnh tranh trên phạm vi cả nước hoặc khu vực. Có khi còn “nhân điển hình” thành công một cách máy móc mà quên đi các hạn chế của chính địa phương mình Đầu tư công trong nông nghiệp đã có những bài học đắt giá về tình trạng này, có thế kể ra như: dự án phát triến đàn bò sữa, dự án xây cảng biển nhưng không có nguồn hàng cho tàu vào khai thác, dự án đánh bắt cá xa bờ,...

Xét về tiến độ thi công, triển khai công trình, dự án: Phần lớn các dự án đầu tư công trong nông nghiệp nông thôn từ nguồn vốn NSNN thuộc về đầu tư XDCB. Đặc điểm nổi bật của các dự án đầu tư XDCB là quy mô lớn và thời gian kéo dài, chính vì thế, hiệu quả kinh tế từ các dự án này thường thấp. Đa phần các dự án đều bị chậm tiến độ và phải bổ sung thêm vốn để tiếp tục hoàn thiện. Hệ quả

là hoạt động sản xuất cũng như đời sống của người dân bị ảnh hưởng theo. Hon nữa, việc thời gian thi công kéo dài đã khiến một số dự án trở nên không khả thi và đi vào hoạt động với hiệu suất rất thấp. Tinh trạng trên là khá phổ biến đối với các dự án đầu tư XDCB trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, vốn đầu tư xây dựng co bản tiếp tục tồn đọng do năng lực thực hiện của một số chủ đầu tư (chủ yếu là khối viện, trường...) còn yếu, nên tiến độ phê duyệt dự án bị chậm, triển khai lúng túng. Trong năm 2007, ngành nông nghiệp được giao kế hoạch giải ngân khoảng 5.420 tỷ đồng vốn xây dựng co bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và trái phiếu chính phủ. Song, tính đến hết tháng 6, vốn thực hiện mới đạt 1.947 tỷ đồng, tương đương 36% tổng vốn. vốn giải ngân thực tế còn thấp hơn do nhiều dự án chưa thể quyết toán. Với tổng vốn đầu tư dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp trong năm 2007 do Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn quản lý khoảng 510 tỷ đồng song khối lượng thực hiện chỉ đạt 170 tỷ đồng (tương đương 33%), trong đó nhiều dự án đạt mức dưới 20% tổng vốn. - Xét về mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án: các dự án đầu tư trong nông nghiệp đều có hệ thống mục tiêu rất rõ ràng. Tuy nhiên, không kế đến một số dự án bị phá sản ngay trong quá trình thực hiện thì các dự án đã được hoàn thành cũng chưa hẳn đã được sử dụng đúng mục đích. Các cuộc điều tra vi phạm công trình thủy lợi ở các tỉnh đã phát hiện được không ít trường hợp người dân xâm hại các công trình thủy lợi như việc biến hồ thủy lợi thành ao nuôi cá, chiếm đất lòng hồ để trồng cây,...Đây là những hạn chế bắt nguồn từ khâu quản lý và giám sát kết quả công trình cần được luu ý và khắc phục kịp thời.

Những năm gần đây, tỷ lệ ngân sách dành cho đầu tư phát triển của ngành có xu hướng tăng, nhưng hiệu quả thi chưa tương xúng. Khoảng cách giữa tiền đầu tư

vào nền kinh tế và giá trị GDP tăng thêm ngày càng xa. Điều đó cho thấy, các dự án đầu tư công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn từ nguồn vốn NSNN được sử dụng chưa đúng chỗ, đúng cách.

Hộp 3.1: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư công trong Nông nghiệp quỷ 1/2008

Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp đầu tư gần 29 tỷ đồng đế triển khai thực hiện 16 dự án từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung.

Trong đó, Trung ương đầu tư 5 dự án hơn 10,7 tỷ đồng, tỉnh đầu tư 11 dự án với hơn 18,2 tỷ đồng. Giá trị khối lượng ước thực hiện đạt 9,69 tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch. Các dự án đã triến khai cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra, công tác khảo sát, thiết kế và trình duyệt hồ sơ thực hiện đúng quy định, chất lượng thi công bảo đảm, phù hợp với tiêu chuấn kỹ thuật.

Tuy nhiên, một số dự án chưa bố trí kế hoạch đàu tư, mặc dù khối lượng đã hoàn thành nhưng chưa có nguồn thanh toán như: Dự án cải tạo nâng cấp trạm bơm Đại Đồng Thành, cải kênh KCN Tiên Sơn, vốn đối ứng dự án nâng cấp hệ thống kè sông Đuống...

2.4.1.2. Hỉêu quả xã hôi- môi trường

Theo quan điểm hiện đại, đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư không chỉ căn cứ trên góc độ phát triến kinh tế đơn thuần mà còn phải đánh giá dựa trên các chỉ tiêu phát triển bền vững. Đối với các dự án đầu tư công trong nông nghiệp, hiệu quả còn được phản ánh ở các tác động về xã hội và môi trường.

Mục tiêu của các chương trình, dự án đầu tư công cộng trong nông nghiệp và phát triến nông thôn là nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao thu nhập và góp phần cải thiện đời sống cho người dân. Neu chỉ xét riêng hiệu quả tài chính

như đã nói ở trên thì dường như các dự án đầu tư công đạt hiệu quả rất thấp. Neu xét về mặt xã hội- môi trường thì các dự án đầu tư công tuy đem lại những kết quả chưa phải là cao nhưng rất đáng ghi nhận. Hiệu quả từ các dự án đầu tư công trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bàng xã hội của nước ta.

Một là, các dự án đầu tư XDCB trong phát triển nông nghiệp nông thôn đã từng bước tạo ra cơ sở vật chất- kỹ thuật tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp. Các công trình thủy lợi đem lại nguồn nước tưới tiêu cần thiết phục vụ canh tác, trồng trọt và chăn nuôi; dẫn đến giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên, nâng cao mức thu nhập của người dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng được chú ý hơn, kết quả là nhiều trung tâm cụm xã, mạng lưới giao thông, liên lạc được thiết lập, nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh nông thôn.

Hai là, trong quá trình thực hiện dự án, vấn đề giải quyết lao động việc làm nông thôn cũng được quan tâm hơn trước, nhờ đó tạo thêm nhiều việc làm mới, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn cũng tăng lên. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã dần phát huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ và hướng dẫn người nông dân có phương pháp sản xuất thu được giá trị gia tăng cao hơn; tạo điều kiện cho người nông dân cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống với thành thị. Nhờ vậy, việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo cũng có được những dấu hiệu khả quan. Đen năm 2004, tỷ lệ hộ đói nghèo cả nước ở mức 8,2% (tính theo chuấn nghèo quốc gia) và mục tiêu của giai đoạn tới là giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 3%. Hoạt động đầu tư công ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc miền núi tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã đảm bảo được đời sống vật chất, tinh thần cơ bản cho người dân. Việc thực hiện Chương trình 134 nhàm hỗ trợ giải

quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nuớc sạch cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số là chính sách đúng đắn và hợp lòng dân. Trong thời gian tới, Chính phủ cũng đã chủ trương khuyến khích đầu tư nhiều hơn cho những vùng dễ bị ảnh hưởng và một số vùng được ưu tiên.

2.4.2. Nghiên cứu điến hình- Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công

2.4.2. L Công trình thủy lơi nôi đồng xã Hải Minh. huyên Hải Hâu . tỉnh Nam

Đinh

Phần nghiên cứu này tập trung xem xét việc đánh giá hiệu quả đầu tư ngay từ khâu lập dự án ở công trình thủy lợi xã Hải Minh. Đây là công trình khai thác tổng hợp tài nguyên nước, được thực hiện bằng nguồn vốn NSNN thông qua Dự án thủy lợi đồng bằng sông Hồng, khởi công giai đoạn 2001- 2005.

Nội dung của phần này dựa trên quan điểm tổng hợp trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công, từ đó tiến hành trình bày những vấn đề các nhà tư vấn nêu ra và những thiếu sót khi lập dự án, đồng thời cũng chỉ ra những nội dung đã được đánh giá lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w