trí khôn.
Cảnh nầy gọi là “HƢ-TÂM TRẠNG THÁI” Nhƣng mà: mới bƣớc đầu muốn cho đƣợc “Tâm-Ý” trống không, chẳng nhớ việc nầy tƣởng việc nọ, thiệt là chuyện chẳng phải dễ. Nên cần có phƣơng- pháp để luyện tập mới đƣợc.
Muốn qua sông thì phải chờ đò, muốn tới chỗ xa phải mƣợn xe, muốn cho đƣợc tới cảnh “Hƣ-Tâm” phải nhờ phƣơng-pháp tập- luyện. Tóm lại đò, xe, phƣơng-pháp, chẳng qua là một thứ phƣơng tiện cho mình dùng đở cho tới chỗ mục đích mà thôi. Bây giờ muốn lóng lòng cho trong sạch đƣợc trở vào cảnh “Hƣ-Tâm” thì phải thâu tƣ-tƣởng tán loạn, chú ý vào một món mới đƣợc.
Ngồi nơi thanh vắng, nhắm mắt lại, đoạn chỉnh đốn những tƣ-tƣởng tán loạn, gom lại một điểm, chỉ nhớ mải bốn chữ :
“CAO ĐÀI-TIÊN-ÔNG” chớ cho lao xao lảng trí. Hoặc gom hết Tâm-ý đặng lóng nghe rõ tiếng đồng hồ tích tắc nhẹ-nhàng. Hoặc tập chú hết bao nhiêu ý tưởng, lóng nghe hơi thở êm dịu của mình. Ba cách ấy muốn dùng cách nào cũng đặng.
Ban đầu mới tập cách thâu tâm-ý lại, cũng rất gian nan, mới thâu lại vừa đƣợc một điểm thì những cái tƣ-tƣởng khác lại xen vào, hoặc nhớ những chuyện đâu đâu viễn vọng. Có khi đƣơng ngồi luyện tập, trong Tâm-cảnh càng nhiểu loạn, còn quá khi chƣa biết luyện tập nữa. Ấy là cái bằng cớ chỉ rõ cho mình biết rằng đã đƣợc “Tự- Giác”, cảnh nầy là đƣờng trải qua ai cũng không tránh khỏi, vì có nhƣ thế, nên mới có “Công-phu tu-tập” để hàng phục lủ tinh-quái dục-vọng ấy.
35
Đức Gia-Tô không nghe lời nó dụ dổ mới trở nên vị Giáo-Chủ Thánh-Triết.
Kinh sách nói tà ma quỉ mị ấy là lời nói bóng dáng, chớ lẽ thật là thâu phục đƣợc những dục-vọng, tƣ-tƣởng tà niệm tán loạn của mình mà thôi. Nếu nhờ công-phu chính chắn, hết lòng luyện lập chế trị Tâm-ý đã quen, thì sẽ hóa thành tự-nhiên.
Mỗi lần ngồi lại luyện tập thì:
1. Bao nhiêu Tâm-ý đều chuyên chú vào một chuyện đã
định không xao lãng.
2. Không còn một mảy nhớ tƣỡng chuyện xƣa việc tới nào
xen vào khuấy rối.
3. Thấu hết phóng tâm, trỡ lại cảnh “Nhứt tâm bất loạn” là
mục đích tuần nầy vậy.
TUẦN THỨ BA
Cách luyện tập tuần rồi là khiến tất cả bao nhiêu tâm-ý ngƣng lại, chuyên chú gom về một điểm, chẳng cho phóng táng. Càng tập thì thấy ấn chứng, phải lâu cho thật quen đặng làm nền tảng cho sự tu dƣỡng Tinh-Thần. Cũng nhƣ muốn dựng nên tòa đền cho chắc chắc, mới hầu đặng trăm năm bền bỉ .
Còn tuần nầy đã nhờ công-phu tu-tập trong tuần thứ hai đã quen, nên tuần nầy sự luyện tập có dễ. Tuần nầy cách luyện tập nhƣ vầy: Gom hết bao nhiêu Tâm-ý lại một điểm, chẳng cho một mảy tạp niệm vọng tƣởng xen vào, ƣớc đƣợc nữa giờ hay một giờ trở lên. Lúc nầy tâm thần đƣợc yên tịnh, mơ màng dƣờng muốn quên mình, thì lập tức bỏ luôn không nhớ tƣởng tới cái điều mình tạm mƣợn chú ý đó đi, hoặc câu kinh mình đọc đó, đặng trở vào cảnh “Hƣ-
Tâm” là đã đƣợc thành công kết quả.
Muốn cho dễ hiểu hơn, thì giải kỷ nhƣ vầy:
1. Thâu cái tâm tán loạn, gom lại “Một” cho quen, rồi cái “Một” đó cũng phải bỏ đi, ấy là vào cảnh không (Hư- Không).
2. Ban đầu phải tập trong cảnh thanh vắng, quen lần lần sẽ thử đến nơi cảnh nhiệt náo. Nhơn tập “Lóng Lòng” trong sạch đã quen, nên dầu có tiếng tâm xao động kích thích cũng chẳng cảm động, hoặc trong tai có nghe mà cũng bỏ qua luôn, chớ không nghi tiếng đó là gì, nghĩa gì. Tâm không hề vọng-niệm, không hay biết tới.
3. Khi tập quen rồi, thì giảm bớt các điều hạn chế, Hình-thể, hoặc đi, đứng, nằm, ngồi đều đặng thích hợp cả. Miển là Tâm-cảnh trở nên không không chẳng còn một mảy nhớ tưởng gì, đó là đặng Chánh Tâm rồi.
TUẦN THỨ TƢ
Cách luyện tập trong tuần thứ tƣ, là tuần chót, trong tuần nầy, hầu cho tới mục đích là cảnh “Hƣ-Tâm” vì mấy tuần trƣớc tập chẳng cho tán loạn. Tâm-ý trở lại một điểm, cho tới một điểm ấy cũng tập bỏ đi, ấy là lúc còn phải luyện tập, nhờ tập quen nhƣ vậy, lâu ngày sẽ hóa thành tự-nhiên, nên khỏi khó khăn nhƣ lối ban đầu.
Tuần nầy nhờ sự quen ấy rồi, nếu cố tập mỗi khi ngồi lại hể nhắm mắt thì bƣớc liền vào cảnh “Hƣ-Không” khỏi tập gom tƣ-tƣởng lại một điểm nữa. Trong Tinh-Thần lúc nầy cảm nhƣ đã không còn dính dấp chi với cõi hồng trần nầy nữa, phới phở nhẹ-nhàng, dƣờng nhƣ ngồi dƣới chiếc “khinh thoàng” gặp hồi nƣớc xuôi gió thuận, buông cả lái lèo, mặc dầu trôi chãy tới đâu cũng đƣợc.
36
Nếu đƣợc nhƣ thế thì là đã đƣợc giải thoát, và đã thành công trong tuần nầy vậy. Gom hết đại ý lại nhƣ vầy:
1. Dứt các điều tạp niệm, vọng tưởng;
2. Thân tuy ở nơi trược thế, mà tâm hồn đã nhập Thánh cảnh rồi, thoát khỏi đời vật-chất thô bỉ chỉ sống vào cõi Tinh- Thần Siêu-Việt.
3. Dầu bao nhiêu cái đáng mừng, đáng giận, đáng muốn, đáng lo, cũng chẳng động tâm.
4. Đi, đứng, nằm, ngồi, hay đi đi lại lại giao thiệp với xã hội, trong chốn phiền ba nhiệt náo, mà Tâm-cảnh vẫn trong trẻo tinh khiết như tấm gương trong, rọi vật mà không nhiểm vật .
5. Dầu đương lúc luyện tập, hay là lúc thường cũng ở vào cảnh “Hư-Tâm trạng-thái”.
TÓM LUẬN SỰ LUYỆN ĐẠO
Những tình cảnh trải qua trong lúc luyện tập
Ban đầu khi ngồi lại mà bƣớc liền vào cảnh “Hƣ-Tâm”, không thể nào tránh khỏi sự nhớ tƣởng điều nầy việc kia đặng. Song nhờ tập gom hết bao nhiêu ý tƣởng vào một chuyện mà ta tạm mƣợn đặng chú ý vào Một đó, cho đặng nữa giờ hay là một giờ, rồi sau tập bỏ luôn cái tƣ-tƣởng hiệp Một đó đi, đáng trở vào cảnh Hƣ-Tâm. Ấy là mới luyện tập lúc đầu. Rốt lại hễ mỗi lần ngồi lại nhắm mắt thì bƣớc ngay vào cảnh vô-ngả (non moi) trong trí chẳng còn phải tƣ- tƣởng hay chuyên chú vào một món nhƣ lúc đầu nữa. Đặng nhƣ thế thì cái công-phu “Nhắm mắt lóng lòng” đã thành công viên mản. Cái công-phu tu dƣỡng “nhắm mắt lóng lòng” nầy cho đạt tới mục đích là cảnh “Hƣ-Không” mới xem qua dƣờng chẳng phải dễ,
nhƣng mà nhờ ba tuần đầu chế ngự tâm-ý đã quen, nên không chi khó khăn cả. Thí dụ nhƣ hồi mới tập viết chữ hoặc là cỡi xe máy, thì lúc đầu cũng khó khăn, sau tập quen mà hóa thành tự-nhiên, hể cầm viết hoặc lên xe máy, thì trí không khỏi chủ ý chi cho lắm, mà phần “Thức-tỉnh Tinh-Thần” (Conscient) sẽ hoạt-động rất dễ dàng.
Vả con ngƣời là một thứ động vật dễ tập quen lắm, rất đổi là chuyện gì rất gay trở khó khăn thế mấy đi nữa, hể quyết chí thì làm đặng liền, chìu theo cảnh đặng ngay. Huống hồ gì chuyện rất dễ, là chỉ tập cho trí khôn yên nghỉ chẳng cho làm việc nữa, thì có gì là khó đâu. Nếu tuần thứ nhứt rất dễ nhƣ thế, mà tập không đƣợc, thì là ngƣời ý chí còn xao lảng, chẳng đủ tƣ cách tu dƣỡng tập-luyện.
Cái khóa trình luyện tập trong tuần đầu, là nền móng cho sự tu dƣỡng rất thiết yếu, rất mật thiết. Bằng luyện tập chẳng tới cảnh “Hƣ-Tâm”, trí khôn còn tán loạn, thì khó bƣớc qua mấy tuần sau, ví nhƣ thi rớt thì còn phải ở lại lớp củ là tuần thứ nhứt nữa. Nếu cẩu thả tập liền qua tuần thứ hai, mà Tâm-cảnh vẫn còn hổn loạn chƣa thuần-tịnh thì không có hiệu lực chi cả. Kết quả thì Tinh-Thần cùng nặng-lực cũng nhƣ ngƣời thƣờng, chẳng có chút chi gọi là quyền oai của Linh-năng phát triển cả. Nếu tuần thứ nhứt là cơ sở, mà cho đặng chín chắn vững vàng, thì bƣớc qua tuần thứ hai, thứ ba và mấy tuần sau chót, sẽ đặng Thuận-hành, cho tới ngày thành công cũng không điều chi cản trở. Dầu cho giửa chừng, chƣa tới lúc thành công hoàn-toàn, mà tuần nào cũng có cái hiệu quã tuần nấy thì thân với tâm cũng đã đƣợc nhiều điều ích lợi. So lại với lúc chƣa biết luyện tập tu dƣỡng rất khác xa; Tinh-Thần cùng xác-thịt cảm đƣợc sự khoái-lạc thiên-nhiên vô hạn.
Khi luyện tập trong 4 tuần đã đƣợc thành công nhập cảnh “Hƣ- Không” đƣợc rồi thì chừng đó cảnh “Hƣ-Tâm” đã phát hiện,
37
Thần-Hồn xuất ra khỏi xác, rồi nhập trở vô; đến lúc nầy xác-thân con ngƣời thức cũng nhƣ ngủ, mà ngủ cũng nhƣ thức gọi là “Thức Tỉnh” (Conscient). Thần-Khí vô ra rất nhẹ-nhàng dễ dàng lắm tùy theo ngƣời luyện Đạo dày công-phu hay ít công-phu mà thôi. Xin xem bản-đồ số 5. Muốn cho “Thần-Hồn” đƣợc mạnh mẻ cứng cát và linh thiêng thì phải luyện qua “Thƣợng-Thừa” là 5 cách nầy:
1. Thần-tức điều-hòa. 2. Chí-thành minh-tƣởng. 3. Linh-năng khải-phát. 4. Linh-năng vận-dụng. 5. Linh-năng xuất-hiện.
Nhƣng 5 điều nầy muốn đạt đƣợc thì cần phải có nhờ vị Chơn-Sƣ
điểm Đạo tiếp dẫn cho thời mới đắc quả đƣợc.
Cách luyện Đạo Xuất-Thần, xuất vía ngày nay bên Âu Mỹ có một phần học giả háo kỳ ƣa phƣơng-pháp ấy: Nhƣ ông Henri-Durville có viết một quyển sách nhan đề: “Les protections-psychiques” để phố thông và cổ động cho thuyết “Tinh-Thần học” và ông Yram cũng có viết hai quyển sách “Le Médecin de I'Âme” và “L'évolution-dans les mondes súprieurs” Ông học tập cách xuất vía trọn 12 năm rất công-phu và kết quả đƣợc chắc chăn, nên ông mới viết hai quyển sách tƣờng thuật rõ-ràng để lại cho ngƣời sau biết. Bên Ấn-Độ có nhiều Đạo Sỉ về phái Du-già (Yoga) tu hành luyện Đạo rất cao, họ đều biết phép Xuất-Thần cả. Có nhiều khi họ xuất hồn đi thăm các Đạo-Hữu ở đƣờng xa muôn dậm. Đƣờng đi cách trở khó khăn mà họ Xuất-Thần đi trong giây lát đến mấy chỗ non cao tịch-mịch ở trong chốn rừng sâu động cả là mấy chỗ các vị cao tăng ẩn mình tu luyện, là nơi không ai từng để bƣớc-chơn đến đó
đƣợc, mà họ đều Xuất-Thần đến bái yết các vị cao nhân kỳ sỉ ấy đặng thọ giáo chơn truyền học các phép tắc linh nghiệm đế về cứu dân độ-thế.
Nếu ta muốn khai khiếu mở đƣợc các tạng-phủ quí báu là các Thể- chất trong mình ta theo Khoa-học luyện Đạo đặng Xuất-Thần cho đƣợc thì ta phải sửa mình trong sạch, diệt các điều dục-vọng phàm- tâm ích kỷ thì mới mong biết đƣợc phép quí báu ấy.
Chớ ta còn những ý tƣởng cao vọng tranh danh đoạt lợi thì dẩu học trọn đời cũng không hề xuất-hồn đƣợc.
Về khoa luyện Đạo tới đây tôi xin tạm dứt để quí Đạo-Hữu vào có đủ đức hạnh hoàn-toàn sẽ gặp Chơn-Sƣ Tiên Trƣởng dìu dắc dẫn độ mới đắc quả đƣớc.
III
LINH-HỒN
HỒN CON NGƢỜI CÓ 3 NGÔI 1. Thần-hồn 1. Thần-hồn