TRẠNG THÁI HÌNH THỂ Lúc con ngƣời luyện Đạo Xuất-Thần
Phƣơng-pháp tu dƣỡng Tinh-Thần
Công-phu tu dƣỡng luyện Đạo theo Tinh-Thần bên Á Đông thật là huyền-kỳ lắm, thứ nhứt là ở trong cửa Đạo-Giáo, những phép mầu siêu việt không biết sao mà lƣợc-thuật và tả ra cho hết đƣợc. Song tôi cũng ráng chí đem sự sở hành thực nghiệm ra đây để giúp chƣ quí Đạo-Hữu Đồng-chí thêm nhiều sáng kiến đƣợc mau chơn nhẹ buớc vào cửa Đạo Vô-Vi.
Những công-phu tu luyện có nhiều cách chia ra nhƣ dƣới đây: 1) Thần tức điều hòa.
2) Chí-thành Minh-tƣởng. 3) Linh-năng khải phát. 4) Linh-năng vận dụng. 5) Linh-năng xuất hiện.
Năm cách thức trên đây đều là những phƣơng-pháp giải thoát cho loài ngƣời ra khỏi bến mê sông khổ và thoát kiếp luân-hồi đƣợc siêu thăng về cõi thiêng-liêng Cực-Lạc.
Nhƣng muốn luyện năm cách trên đây thì trƣớc hết phải luyện dứt bỏ cho đƣợc lòng dục-vọng Trần ai, diệt cho đƣợc mất cả tâm viên ý mả. Cách luyện đầu cơ nầy gọi là “Phƣơng-pháp tu dƣỡng Tinh-Thần” mà tôi xin giải luận ngay dƣới đây: Thần-Khí không thể lìa xác-thịt mà hoạt-động một mình đƣợc, nên hễ gặp khi xác- thịt có điều khổ thống, thì rất cản trở phần “Chơn ngả Linh-năng” xuất hiện, lại hại cho xác-thịt điên-đảo chẳng an, mà Thần-Khí lại làm chủ sự họa ấy. Muốn tu dƣỡng Tinh-Thần cùng công-phu luyện tập, làm cho “Tâm linh xuất hiện”, cần phải lo trau giồi xác- thịt cùng tâm-ý thƣờng ngày. Bƣớc thứ nhứt chúng ta phải luyện cái công-phu gọi là: Nhắm-mắt lóng lòng.
33
Cách nhắm mắt bên Phật giáo gọi là Tham thiền (Méditation). 1. Nhắm mắt, thì bao nhiêu trần-duyên hệ-lụy khêu gợi lòng
ngƣời, đều dứt tuyệt hết.
2. Nhắm mắt, thì tâm-niệm dễ ngƣng-tụ, thâu phục đƣợc ý mả tâm viên.
3. Nhắm mắt, thì các bộ “Cảm giác thần kinh” đƣợc yên nghỉ; Tinh-Thần có cơ hội bình tịnh, hồi phục cái sức đã tiêu hao, vẫn bị mệt nhọc suốt ngày.
4. Nhắm mắt, thì “Tâm-cảnh” dễ lóng trong; nhƣ cảnh xuân- bình thủy, phẳng lặng trong veo, nhƣ vùng minh nguyệt treo giữa trời thu, không một mảy sầu vân u ám.
5. Nhắm mắt, để dƣỡng thần, là một cái phƣơng-pháp độc nhứt vô nhị, của các bậc Thánh-Triết xƣa nay.
Cách tu dƣỡng nầy chia ra từ tuần để luyện cho dễ:
TUẦN THỨ NHỨT
Con mắt là một cơ quan rất trọng yếu, để cảm giác, nhận biết tất cả các sự vật. Tới giờ công-phu tu dƣỡng muốn lóng lòng cho trong sạch, đặng giải thoát những phiền lao tục lụy, thì phải cần nhắm mắt lại. Nhắm mắt với Lóng lòng rất quan hệ mật thiết cùng nhau, nên phải thực hành phƣơng-pháp sau đây:
Lựa một nơi vắng vẻ êm đềm, tránh bớt những tiếng ồn ào nhiệt náo, không khí đƣợc sạch sẽ có gió lƣu thông. Ngồi trên ghế thân hình cho ngay thẳng, thong thả êm ái, đừng có chút chi trở ngại mới ngồi đƣợc lâu. Cách ngồi thế nào cho đƣợc điềm tịnh an nhiên,
34
dƣờng nhƣ quên cả hiện tƣợng bốn phía, quên cả xác-thân, hiệp với cõi Hƣ-vô, cùng trời đất dung hoà làm một. Bây giờ mới nhắm hai mắt lại, rồi lại muốn mở ra, cái thời gian nhắm mắt rất vắn không đặng lâu. Nhân vì tránh chẳng khỏi với sự hay biết các thứ tiếng tâm diêu động bốn phía, cũng vì tập chƣa quen, hãy nhẩn nại ráng chi tập-luyện cho bền. Khi nhắm mắt đƣợc lâu, khi ấy mí mắt nháy lia, làm cho con ngƣời cảm sự xốn xan khó chịu, nên muốn mở ra, không giữ đƣợc lâu tới mƣời phút. Ấy là sự trãi qua rất thƣờng có, của mấy ngƣời mới luyện tập.
Mới bắt đầu luyện tập cho trọn một tuần, chẳng hạn thời giờ nào, miển là mỗi khi luyện tập cho đƣợc nhƣ dƣới đây:
1. Mỗi lần nhắm lại đƣợc lâu;
2. Chẳng nhớ tƣởng tới sự mở mắt ra;
3. Dầu có tiếng tâm gì xao động cũng mặc;
4. Mí mắt chẳng dực nháy;
5. Mỗi lần tập đƣợc nhƣ thế, chừng nửa giờ cho tới một giờ
trở lên, thì đã thành công.
TUẦN THỨ NHÌ
Tuần thứ nhứt chỉ tập cách nhắm mắt và ngồi cho êm thắm mà thôi, vì chỉ mới thâu hồi dứt đƣợc tánh loạn động của xác-thịt, còn phân Tâm-ý không phƣơng xử trí. Tuần nầy một phƣơng-diện thì nhắm mắt, một phƣơng-diện tập luôn công-phu để “Lóng lòng” cho trong sạch. (Nghĩa là tâm trống lỏng, tâm không) Kết quả của sự “Lóng lòng” cho đạt mục đích là: