Cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man

Một phần của tài liệu Luan van thac si phuong phap van (Trang 91 - 94)

- Kịch bản phim: “Đất nớc đứng lên”, “Đờng mòn Điện Biên”.

5.Cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man

- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày và tranh luận với các nhóm khác.

- GV định hớng, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản. ? Phẩm chất riêng biệt của con ngời Tây Nguyên thể hiện nh thế nào trong con ngời Tnú ngay khi còn nhỏ?

? Sự kiện nào đã xảy ra với gia đình Tnú khi bọn giặc tới làng?

5. Cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man Xô Man

Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc đời làng Xô Man. Âm hởng sử thi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân vật này. Tnú có cuộc đời t nhng không đợc quan sát từ cái nhìn đó. Tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời t của Tnú.

- Phẩm chất, số phận của ngời anh hùng:

+ Tnú và Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết mặc dù ở làng đã có ngời bị giặc giết -> gan góc, táo bạo, tiếp nối truyền thống bất khuất của dân làng. + Hành động đánh Mai và đập đá vào đầu khi biết lỗi chứng tỏ Tnú là ngời đầy lòng kiêu hãnh nhng cũng rất trung thực.

+ Khi bị giặc bắt, Tnú dám đặt tay vào bụng trả lời hiên ngang: “cộng sản ở trong bụng này.”-> thể hiện lòng dũng cảm, sự trung thành tuyệt đối với cách mạng. Lòng trung thành với cách mạng đợc bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhng anh vẫn gan góc, trung thành).

- Số phận đau thơng:

+Khi trởng thành, Tnú có một gia đình yên ấm với Mai. Nhng hạnh phúc nhỏ nhoi ấy bị tan vỡ khi kẻ

Tnú đã phản ứng ra sao? Chi tiết nào đã khắc hoạ rõ nét? Em đánh giá gì về hành động của nhân vật này?

? Kết quả của cuộc chiến đấu giữa Tnú và kẻ thù nh thế nào? Nó cho chúng ta bài học gì? - Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết 4 lần nhắc tới ý: "Tnú không cứu đợc vợ con" để rồi ghi tạc vào tâm trí ngời nghe câu nói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo"?

thù tới làng. Bọn giặc tra tấn Mai và đứa con tới chết. Những câu văn lặp cấu trúc cú pháp với các điệp từ diễn tả trận đòn dồn dập dội xuống Mai và đứa con.

+ Tnú tận mắt chứng kiến. Chi tiết “hai con mắt Tnú nh hai hòn than đỏ” cho thấy lòng căm thù dâng lên ngùn ngụt trong Tnú. Nó dồn vào đôi mắt, biến thành cái hữu hình dữ dội, bạo liệt. Tnú đã xông vào bọn giặc, dang rộng cánh tay che chở cho mẹ con Mai.

Đây là hành động tất yếu khi lòng căm giận lên tới cao trào, thể hiện rõ sự quyết liệt của con ngời Tây Nguyên nhng cũng là hành động bộc phát đầy nguy hiểm.

+ Tnú đã thất bại, không cứu đợc vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay).

+ Nguyên nhân thất bại của Tnú đợc cụ Mết đúc kết bằng giọng nặng trầm nh muốn ghi khắc vào kí ức và tâm can của con ngời. "Tnú không cứu đợc vợ con"- cụ Mết nhắc tới 4 lần để nhấn mạnh: khi cha cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những ngời thơng yêu nhất Tnú cũng không cứu đợc. Từ đó, nó khắc sâu một chân lí, bài học xơng máu với dân làng Xôman: “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”, chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đờng sống duy nhất, mới bảo vệ đợc những gì thân yêu, thiêng liêng nhất. Chân lí cách mạng đi ra từ chính thực tế máu xơng, tính mạng của dân tộc, của những ngời thơng yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xơng cốt, tâm khảm và

? Tại sao Tnú thất bại nhng vẫn đợc coi là ngời anh hùng của dân làng Xôman?

? Nói đến Tnú, ngời ta thờng nghĩ tới chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa, đó là chi tiết nào? Vì sao?

truyền lại cho các thế hệ tiếp nối.

- Sự thất bại là tất yếu khi Tnú rơi vào hoàn cảnh đơn độc. Nhng điều quan trọng là Tnú đã biết vợt qua số phận, tiếp tục chiến đấu, trở thành ngời chiến sĩ, thành ngời con anh dũng của làng Xôman. Khi bị giặc đốt tay, Tnú không đau mà chỉ thấy căm thù. Ngọn lửa ở 10 đầu ngón tay đã hoá thành ngọn lửa trong lòng anh và nó bùng lên ngày càng dữ dội. Đó là ngọn lửa quật khởi của Tnú hay của cả dân làng. Nó đã thành hiệu lệnh giúp cả dân làng đứng dậy, cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn, cứu Tnú. Sau này, Tnú đã ra đi làm bộ đội, tiếp tục cống hiến cho cách mạng.

- Đó là chi tiết bàn tay Tnú. Bằng bàn tay ấy, Tnú đập đá vào đầu mình, chỉ tay vào bụng tự xng cộng sản, run run nắm tay Mai, làm rẫy, mài rìu, giáo mác, ôm chặt mẹ con Mai lần cuối. Bàn tay ấy bị bốc cháy trớc đòn tra tấn tàn bạo của kẻ thù. Cũng chính nó giết chết thằng chỉ huy đồn địch. Bàn tay là hình ảnh tợng trng đầy ý nghĩa cho con ngời, số phận Tnú.

- Số phận của ngời anh hùng gắn liền với số phận cộng đồng. Cuộc đời Tnú đi từ đau thơng đến cầm vũ khí thì cuộc đời của làng Xô Man cũng vậy.

+ Khi cha cầm vũ khí, làng Xô Man cũng đầy đau thơng: Bọn giặc đi lùng nh hùm beo, tiếng cời "sằng sặc" của những thằng ác ôn, tiếng gậy sắt nện "hù hự" xuống thân ngời. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết rất thảm. Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay.

- Cảm nhận về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.

? Hình ảnh Tnú mang dáng dấp của những nhân vật nào mà em đã học?

+ Cuộc sống ngột ngạt dòn nén đau thơng, căm thù. Đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, làng Xô Man đã nổi dậy "ào ào rung động", "xác mời tên giặc ngổn ngang", tiếng cụ Mết nh mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!"

Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con ngời trở thành câu chuyện một thời, một nớc. Nh vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn. Tnú mang nét đẹp của một nhân vật anh hùng lí tởng trong cộng đồng: mạnh khoẻ, can trờng, bất khuất, có bản lĩnh, nghị lực, có lí tởng, trung thành với cách mạng. Tnú mang trong mình dòng máu của ĐamSan, Xinh Nhã trong sử thi Tây Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. HS nhận xét về các nhân vật:

Một phần của tài liệu Luan van thac si phuong phap van (Trang 91 - 94)