Kết quả điện di DNA thu đƣợc theo quy trình ly trích 2

Một phần của tài liệu BƢỚC ĐẦU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY ĐƢNG (Rhizophora mucronata Lamk.) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ BẰNG KỸ THUẬT RAPD (Trang 59 - 61)

Quy trình 2 đƣợc thực hiện nhằm thu đƣợc DNA chất lƣợng tốt hơn. Trong quy trình này, ly tâm sẽ đƣợc thực hiện trƣớc khi cho Chloroform : Isoamyl alcohol, nhằm loại bỏ đƣợc phần lớn chất thứ cấp trong lá Đƣng giúp cho Chloroform : Isoamyl alcohol có tác dụng tốt hơn, band tƣơng đối rõ, hiện tƣợng DNA gãy và lẫn tạp giảm đi một ít. Vì thế, mẫu DNA thu đƣợc có chất lƣợng tƣơng đối tốt hơn. Thế nhƣng, trong quá trình thực hiện quy trình 2, chúng tôi nhận thấy không phải mẫu lá Đƣng nào ly trích cũng cho kết quả ổn định. Trong những lần ly trích khác nhau, với cùng một mẫu lá với cùng quy trình nhƣng chất lƣợng đã có sự khác biệt. Ngoài ra, việc khắc phục hiện tƣợng DNA bị đứt gãy chƣa thật tốt, tạp chất vẫn còn nhiều. Sau nhiều lần thử nghiệm với quy trình 3, nghiền mẫu trong nitơ lỏng, có sử dụng PVP (Polyvinyl pyrrolidone) chúng tôi nhận thấy chất lƣợng DNA tốt hơn, band điện di sáng rõ, DNA ít bị đứt gãy, ít tạp hơn.

Hình

4.4 Sự khác biệt giữa DNA mẫu ly trích theo quy trình 2 và quy trình 3.

Cùng mẫu 7.10, ở quy trình 2 band sáng rõ, nhƣng vẫn còn tạp, quy trình 3 sản phẩm điện di tốt hơn, không bị tạp. Tƣơng tự nhƣ vậy, mẫu 7.13 ở quy trình 2 chƣa tốt, DNA bị gãy, có tạp, nhƣng quy trình 3 hai mẫu 7.13 đều tạo band sáng rõ, không tạp và DNA không bị đứt gãy. Kết quả điện di hình 4.4 thể hiện chất lƣợng DNA ly trích theo quy trình cải tiến sử dụng nitơ lỏng tốt hơn so với hai quy trình 1 và 2.

Một phần của tài liệu BƢỚC ĐẦU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY ĐƢNG (Rhizophora mucronata Lamk.) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ BẰNG KỸ THUẬT RAPD (Trang 59 - 61)