rừng ngập mặn Cần Giờ bằng phần mềm NTSYS
Từ kết quả thu đƣợc trên gel điện di chúng tôi mã hóa thành dạng nhị phân 0 và 1, theo nguyên tắc có band thì ghi 1, không có band thì ghi 0, để phân tích mối tƣơng quan di truyền giữa các mẫu nghiên cứu bằng phần mềm NTSYS 2.1.
Bảng số liệu (phụ lục 8, 9) hiển thị hệ số đồng dạng di truyền giữa các mẫu một cách cụ thể, nhƣng vẫn khó khăn trong đánh giá tổng thể nhiều mẫu về mức độ tƣơng quan di truyền vì vậy trong phân tích đa dạng di truyền thƣờng sử dụng cây di truyền.
Phụ lục 8 cho kết quả phân tích hệ số đồng dạng di truyền trên 6 mẫu đại diện, hệ số đồng dạng di truyền của các mẫu biến thiên từ 14 đến 79 %. Nhƣ vậy các mẫu phân tích có khoảng cách di truyền khá xa nhau. Tuy nhiên kết luận này còn phụ thuộc vào tỷ lệ mẫu có hệ số đồng dạng di truyền thấp. Nếu các mẫu có hệ số đồng dạng di
truyền thấp chiếm một tỷ lệ lớn, thì các mẫu phân tích có quan hệ di truyền xa nhau. Ngƣợc lại nếu chỉ một vài mẫu có hệ số đồng dạng di truyền thấp thì không kết luận đƣợc.
Hình 4.16 Cây phân loại 6 cây Đƣng tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Trên cơ sở bảng hệ số đồng dạng di truyền, chúng tôi xây dựng cây phân loại đối với 6 mẫu 7.9, 7.11, 7.13, 11.5, 27, 31 đƣợc thể hiện ở hình 4.16. Hệ số đồng dạng di truyền của các mẫu này biến thiên từ 46 đến 79 %. Các mẫu có quan hệ di truyền tƣơng
I
đối xa nhau, cây phân loại tạo đƣợc 2 nhánh lớn, cho thấy nhóm Đƣng này có sự phân ly phức tạp và đa dạng. Mỗi nhánh lại phân ra thành 2 nhánh nhỏ hơn, trung bình 1,5 mẫu / nhánh càng chứng tỏ nhóm 6 cây Đƣng này có nguồn gene phong phú. Tất cả những cây thuộc nhánh I (7.11, 11.5, 31) đều là cây mọc tự nhiên, trong khi đó 3 cây thuộc nhánh II (7.9, 7.13, 27) đã có 2 cây (7.9, 7.13) đƣợc trồng. Điều này càng củng cố thêm sự đa dạng về gene giữa các cây Đƣng trong nhóm. Các cây Đƣng thuộc nhánh I có hệ sống đồng dạng di truyền 52 % hệ số này thuộc dạng trung bình, chứng tỏ nhóm 11.5, 31 với mẫu 7.11 không có sự cách biệt di truyền cao. Tuy ở những tiểu khu khác nhau và không gần nhau nhiều nhƣng giữa mẫu 11.5 và mẫu 31 có quan hệ di truyền tƣơng đối gần (hệ số đồng dạng di truyền cao 79 %) có thể là do trƣớc đây 2 tiểu khu này có chung một quần thể Đƣng tự nhiên. Trong nhánh II, tuy 7.9 và 7.13 thuộc cùng một tiểu khu 7 nhƣng lại có hệ số đồng dạng di truyền (60 %) thấp hơn giữa 7.13 và 27 (79 %). Những cây có quan hệ di truyền gần phân bố rải rác ở những tiểu khu khác nhau có thể là do đã có sự can thiệp của con ngƣời trong quá trình chọn lọc giống để phục hồi rừng, đó cũng đƣợc xem là nguyên nhân vì sao 7.13 và 27 có khoảng cách di truyền thấp.
Tiếp tục thực hiện phản ứng trên 14 mẫu Đƣng khác, hoàn toàn ngẫu nhiên, không phân biệt cây đƣợc trồng, tái sinh hay mọc tự nhiên, xanh tốt hay sâu bệnh, đảm bảo tính khách quan và mang tính đại diện cho quần thể Đƣng tại khu trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và trên cơ sở bảng hệ số đồng dạng di truyền (phụ lục 9), chúng tôi xây dựng đƣợc cây phân loại (hình 4.17). Các cây Đƣng chia thành 2 nhánh lớn và rất nhiều nhánh nhỏ (13 nhánh), chứng tỏ rằng các mẫu có sự phong phú về nguồn gene, giữa các cây có sự phân hóa đa dạng. Mức độ tƣơng đồng giữa 2 nhánh biến thiên từ 68 đến 100 %.
Hình 4.17 Cây phân loại 14 cây Đƣng tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Hình 4.17 cho thấy sự đa dạng di truyền giữa các mẫu, chỉ với 14 mẫu nghiên cứu đã có 13 nhánh trong cây phân loại, trung bình 1,1 mẫu / nhánh. Trong cả 2 nhánh I và II đều có một nhánh I.2 (7.12) và II.2 (1B.23) chỉ gồm một cây duy nhất. Có sự khác biệt cao giữa 7.12 và 1B.23 với các mẫu còn lại giúp tạo sự đa dạng về nguồn vật liệu di truyền giữa các cây Đƣng trong quần thể Đƣng của rừng. Với đặc điểm này, chúng ta có thể sử dụng cây 7.12 và 1B.23 làm giống để trồng xen vào các tiểu khu khác nhƣ 2B, 10, 11, 12 nhằm tăng thêm sự đa dạng về nguồn gene trong mỗi tiểu khu, đồng thời bảo tồn nguồn vật liệu di truyền của khu dự trữ sinh quyển, phục vụ cho những nghiên cứu sau này. Tuy số lƣợng mẫu thu thập đƣợc không lớn nhƣng giữa các cá thể đã có đƣợc sự phân hóa rõ thể hiện ở hình
I II II.1 II.2 I.1 I.2
4.17, chứng tỏ quần thể Đƣng ở rừng ngập mặn Cần Giờ vẫn còn duy trì đƣợc sự đa dạng vốn có của rừng tự nhiên, công tác lâm sinh, chăm sóc và quản lý của ban quản lý rừng đạt hiệu quả. Hệ số đồng dạng di truyền giữa I.1 và I.2 là 76 %. Tất cả những cây trong nhánh I đều đƣợc thu thập dọc theo bờ biển ở những tiểu khu gần nhau (2B, 7, 10, 11, 12) (xem hình 4.1 tr.42 ) có thể đó là lý do chúng có mối quan hệ di truyền tƣơng đối gần nhau. Đặc biệt mẫu 11.1 và 12.8 thuộc 2 tiểu khu khác nhau nhƣng lại có hệ số đồng dạng di truyền là 1, trƣờng hợp này cần tiến hành nghiên cứu kỹ hơn, đồng thời cũng cần thu thêm nhiều mẫu ở 2 tiểu khu trên để có kết quả nghiên cứu tốt nhất và có thể đề ra hƣớng quản lý quần thể Đƣng ở 2 tiểu khu 11 và 12 tốt hơn. Tuy nhiên trên cơ sở những kết quả thu đƣợc có thể giải thích rằng chúng cùng một quần thể Đƣng tự nhiên sẵn có của rừng trƣớc kia và khoảng cách di truyền giữa các cá thể trong quần thể này tƣơng đối thấp. Trong nhánh II, hệ số đồng dạng di truyền giữa 2 nhánh II.1 và II.2 là 71 %, thuộc loại cao, nhƣng căn cứ vào cây phân loại hình 4.17, tuy có mối quan hệ họ hàng tƣơng đối gần, các mẫu vẫn đƣợc phân bố đều giữa các tiểu khu, không có trƣờng hợp hai cây ở gần nhau có khoảng cách di truyền quá thấp. Nhìn chung, với 36 mẫu thu nhập đƣợc, trên cơ sở phân tích 20 sản phẩm RAPD, tuy khoảng cách di truyền tổng thể giữa các mẫu thấp nhƣng các mẫu có sự phân bố tƣơng đối đều đảm bảo đƣợc tính đa dạng và phong phú vốn gene trong toàn quần thể Đƣng, góp phần ổn định hệ sinh thái chung của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Chính nhờ sự phân hóa đa dạng và phức tạp trên đã giúp bảo tồn nguồn gene cây Đƣng cũng nhƣ góp phần duy trì đƣợc hệ sinh thái bền vững, mang lại lợi ích sinh thái và kinh tế lâu dài. Trên cơ sở hệ số đồng dạng di truyền giữa các mẫu cao, chúng ta dễ dàng chọn ra đƣợc những cây tốt nhất phục vụ cho công tác lâm sinh khu rừng nói chung và cho quần thể Đƣng nói riêng. Tuy kết quả nghiên cứu quần thể Đƣng chứng tỏ khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã đi đúng hƣớng trong công tác khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái rừng, mức độ đa dạng cao, có sự phân bố đều, nguồn gene dồi dào nhƣng các đơn vị hữu quan cũng cần quan tâm hơn đến nguồn tài nguyên di truyền phong phú của quần thể Đƣng tại Cần Giờ, đồng thời xúc tiến nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn trong lĩnh vực sinh học phân tử giúp bảo tồn, duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ theo hƣớng bền vững.
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ