Những khó khăn trong việc bảo hộ người Việt Na mở nước ngoài

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 50 - 52)

Do gia tăng và đa dạng về thành phần người Việt Nam ở nước ngoài nên đã đặt ra những khó khăn cho công tác bảo hộ. Việc bảo hộ đối với người Việt Nam đi lao động ở

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -46- SVTH: Lý Văn Phúc

nước ngoài theo hợp đồng cá nhân hoặc những trường hợp tự ý bỏ hợp đồng, ở lại nước ngoài trái phép, những người bị lừa đảo xuất khẩu lao động sống lang thang ở nước ngoài, đang là vấn đề nan giải đối với công tác bảo hộ. Do họ không đăng ký công dân với Cơ quan đại diện, không ai quản lý, nên khi có tai nạn, rũi rỏ xảy ra với những đối tượng này sẽ không thể tiến hành bảo hộ, giúp đỡ vì chưa khẳng định họ có phải là công dân Việt Nam hay không.

Trường hợp công dân Việt Nam bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị tù hoặc hạn chế tự do: Lãnh sự phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp. Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo họ thực hiện đúng pháp luật, nếu có sai trái thì phải yêu cầu họ khắc phục. Việc thăm lãnh sự có thật sự tác động đến cơ quan thẩm quyền nước sở tại không hay chỉ mang tính hình thức cho xong nhiệm vụ bởi công việc lãnh sự có rất nhiều không chỉ riêng việc đi thăm.

Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ mới dừng lại ở việc chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh mà không bao gồm nội dung của tài liệu. Khi có vấn đề phát sinh sẽ gây trở ngại lớn trong việc xử lí.

Còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự, bởi vì thực hiện nhiệm vụ lãnh sự đòi hỏi viên chức lãnh sự phải hiểu biết về văn hóa, lịch sử đồng thời cần nắm bắt đầy đủ chính sách, pháp luật của cả hai bên, cũng như pháp luật quốc tế. Với những điều kiện như thế việc lựa chọn người đáp ứng yêu cầu thật sự khó khăn. Nhưng nếu không tìm được thì không đảm bảo được công việc của nhiệm vụ lãnh sự.

Bản thân công dân Việt Nam ở nước ngoài không nắm rõ các quy trình về cấp thị thực cũng như pháp luật quy định chưa rõ ràng đãn đến cách thực hiện rườm rà, mất thời gian cho cả người dân lẫn cơ quan lãnh sự.

Các tổ chức, hội đoàn yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài không đủ mạnh, quy mô nhỏ, ít thành viên, tổ chức lỏng lẻo. Hiện tượng này có thể là kết quả của tình trạng phân tán chia rẽ trong cộng đồng người Việt.

Ở Ba Lan hiện nay, trong số 30.000 người Việt sinh sống, Hội “Đoàn kết và hữu nghị” hoạt động được gần 10 năm đã tập trung được đông đảo bà con Việt kiều tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động chung của toàn cộng đồng. Hội luôn đứng ra bảo vệ lợi ích của bà con trước nhà chức trách nước sở tại, phối hợp cùng Đại sứ quán và các hội đoàn khác tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng như Tết cổ truyền, Quốc khánh 2/9, Ngày văn hóa Việt Nam, các hoạt động thể thao, vận động ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, thiên tai, lũ lụt, ủng hộ người nghèo ở Việt Nam và Ba Lan. Hội làm cầu nối trong các hoạt động ngoại giao, có quan hệ tốt với chính quyền, các nhà chính trị, nghị sỹ, các nhà báo Ba Lan. Tuy nhiên, vẫn còn tới mấy chục hội đoàn của người Việt Nam với các tên gọi, tôn chỉ, mục đích hoạt động khác nhau chưa được nghiên cứu tổng kết, có các biện pháp hỗ trợ của các cơ quan Việt Nam, đặc biệt là của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và giới thiệu để các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ở các nước lựa

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -47- SVTH: Lý Văn Phúc

chọn, áp dụng. Ở Mỹ cũng có tình trạng tương tự, chưa một tổ chức hội đoàn nào tập hợp được đông Việt kiều tham gia, với quy mô, tầm cỡ tiểu bang hoặc khu vực, chưa nói tới quy mô, tầm cỡ liên bang.

Công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng đối với bà con kiều bào gần đây đã có nhiều tiến bộ, được chú ý đầu tư nhiều hơn, nhất là trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và qua mạng Internet. Song, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, thông tin mới đến được các cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc đến được một số nhóm cộng đồng, còn phần đông bà con vẫn chưa tiếp cận được nhiều nguồn thông tin, nhất là thông tin về tình hình đất nước và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Hình thức vận động kiều bào còn chưa thực sự đổi mới, đa dạng và linh hoạt để có thể quy tụ, động viên bà con tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng, cho quê hương cũng như tuyên truyền đường lối đối ngoại của Đảng với bạn bè quốc tế. Một trở ngại lớn cho công tác thông tin, tuyên truyền là vốn tiếng Việt của một bộ phận không nhỏ kiều bào ngày càng hạn chế.

Mục tiêu của công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài là xây dựng một cộng đồng ổn định, thành đạt, hòa nhập vào xã hội và đoàn kết tốt với nhân dân nước sở tại, đồng thời hướng về xây dựng quê hương, đất nước. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay và những năm tiếp theo vẫn là tiếp tục triển khai nhóm giải pháp nhằm thực hiện một sự hòa hợp đại đoàn kết dân tộc thực sự. Đây là công việc không đơn giản, do trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn một bộ phận tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, tìm cách chống phá đất nước, tâm lý mặc cảm quá khứ chưa được xóa bỏ.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)