Kiến nghị nhằm hoàn thiện thực tiễn bảo hộ công dân

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 53 - 57)

Cần tăng cường các hoạt động bảo hộ công dân. Trong thời gian qua, có nhiều người Việt đã bị xâm hại quyền lợi, nhân phẩm và thậm chí cả tính mạng. Chẳng hạn, vụ cảnh sát California bắn chết chị Nguyễn Thị Bích Câu, hay dùng súng điện bắn chết một thanh niên Việt bị bệnh tâm thần, vụ bốn cảnh sát San Jose hành hung sinh viên gốc Việt Hồ Quang Phương47, hoặc gần đây nhất là vụ nữ du khách Việt Nam bị xâm hại bởi ba người đàn ông tại Malaysia… những vụ việc này sẽ rơi vào im lặng nếu không có sự phản đối của cộng đồng người Việt Nam và tiếng nói của cơ quan đại diện của Việt Nam. Chính vì vậy mà nhà nước tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động bảo hộ công dân, pháp nhân ở nước ngoài để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của kiều bào, giúp họ hội nhập tốt vào xã hội sở tại, có cuộc sống ổn định lâu dài.

Cần hợp tác chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng nước sở tại. Bên cạnh tỷ lệ trí thức khá cao trong cộng đồng, còn có bộ phân người Việt làm ăn buôn bán vừa và nhỏ trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, may mặc. Nhìn chung, họ đều chăm chỉ làm ăn và tuân thủ pháp luật sở tại. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh và giữ gìn vị thế của cộng đồng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng trong nước cần tăng cường hợp tác trực tiếp và chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan an ninh, tư pháp của các nước nơi có người Việt sinh sống để xử lý nghiêm minh những trường hợp xâm phạm đến tính mạng, tài sản của bà con kiều bào. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần có chính sách xét, cấp thị thực chặt chẽ hơn nữa để tránh tình trạng thiếu kiểm soát gây khó khăn và phức tạp cho cộng đồng.

47 Vnexpress.net: Sinh viên Việt ở Mỹ bị cảnh sát đánh

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/sinh-vien-viet-o-my-bi-canh-sat-danh-2147499.html [truy cập ngày 26-10-2014]

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -49- SVTH: Lý Văn Phúc

Thành lập các hội đoàn làm cầu nối liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam để giải quyết vướng mắc để khi mỗi cá nhân gặp những bất trắc, rủi ro, có thể lập tức thông qua các tổ chức này, nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ, can thiệp từ các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam. Các cơ quan này cần tham khảo, đề xuất với Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy phù hợp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của kiều bào và thân nhân của họ…

Nhà nước cần đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hiệp định và thỏa thuận song phương, đa phương và tác động ở cấp cao trong quan hệ với các nước có đông người Việt nhằm hỗ trợ bà con có vị trí pháp lý ổn định để bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú...

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -50- SVTH: Lý Văn Phúc

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích các quy định của Công ước Viên 1963 cũng như trong Luật cơ quan đại diện 2009 cho ta thấy rằng pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật quốc gia nói riêng có những bước phát triển lớn về nhận thức đối với vấn đề bảo hộ công dân.

Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật khá hoàn thiện nhằm mục đích cuối cùng là bảo hộ những quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân và pháp nhân Việt Nam trong quan hệ quốc tế; tập trung phát triển và thúc đẩy các mối quan hệ về hợp tác chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, lao động, văn hóa, xã hội…giữa Việt Nam và các nước, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mặc dù vậy, khi đưa vào thực tiễn áp dụng thì gặp nhiều khó khăn nhất định, do pháp luật mỗi quốc gia không thống nhất dẫn đến các quy định về nhiệm vụ đối ngoại, bảo hộ công dân ít nhiều có điểm không tương đồng. Khi thực hiện nhiệm vụ cần tuân thủ theo pháp luật của các bên có liên quan, đồng thời phải tuân theo pháp luật quốc tế đa phương, song phương có hiệu lực giữa các bên. Do đó đòi hỏi viên chức lãnh sự thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, cá nhân pháp nhân Việt Nam phải nắm rõ pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thực tiễn áp dụng của nước có liên quan để thục hiện tốt nhiệm vụ.

Chính vì như vậy, Nhà nước phải cần phát huy được năng lực quản lý của mình trong lĩnh vực đối ngoại, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định còn bất cập, duy trì và phát huy những điểm tích cực các quy định của các cơ quan có liên quan, không chỉ thế mà cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ lãnh sự. Chỉ có như thế mới phát huy đầy đủ nhiệm vụ mà Công ước Viên 1963 và Luật cơ quan đại diện 2009./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

1. Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao.

2. Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIÊT NAM

1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

2. Hiến pháp năm 2013.

3. Bộ luật Dân sự 2005.

4. Luật Quốc tịch 2008.

5. Luật cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18/06/2009.

6. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng kí và quản lí hộ tịch.

7. Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

8. Nghị định 107/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật cơ quan đại diện ở nước ngoài.

9. Thông tư 02/2008/TT-BNG ngày 04/02.2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung một số hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong nước và nước ngoài.

10.Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định của nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của VIệt Nam ở nước ngoài.

11.Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/09/2009 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12.Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT-BTP-BNG ngày 19 tháng 06 năm 2012 về Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31/12/2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

SÁCH, BÁO,TẠP CHÍ

1. Ts. Lê Mai Anh (chủ biên): Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006.

2. Ts. Đỗ Hòa Bình (chủ biên): Thuật ngữ pháp lý quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

3. Ths. Kim Oanh Na: Tập bài giảng Luật quốc tế, Cần Thơ, 2006.

4. Ts. Nguyễn Trung Tín (chủ biên): Tìm hiểu Luật quốc tế, Nxb. Đồng Nai, 1997.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Cục lãnh sự,

http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/Disp Form.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=58 [truy cập ngày 25-07-2014]

2. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Vấn đề Bảo hộ công dân trong Dự thảo Hiến pháp 1992,

http://songoaivu.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8x Bz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7NAYx8nE_2CbEdFACIuvEM!/ ?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/songoaivu2/songoaivusite/lanh su/tinlanhsu/aasasas , [truy cập ngày 01-08-2014]

3. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh,

http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/Disp Form.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=50 [truy cập ngày 22-10-2014]

4. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại vụ các Tỉnh, Thành phố,

http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/Disp Form.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=63 [truy cập ngày 22-10-2014]

5. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Công tác bảo hộ công dân: Khẩn trương và Hiệu quả

http://dicu.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=1558[truy cập ngày 26-10-2014]

6. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Bảo hộ công dân là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina

http://www.vietnamembassy-

ukraine.org/vi/nr070521165843/nr070831103516/ns140306030207 [truy cập ngày 25- 10-2014]

7. Vnexpress.net: Sinh viên Việt ở Mỹ bị cảnh sát đánh

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/sinh-vien-viet-o-my-bi-canh- sat-danh-2147499.html [truy cập ngày 26-10-2014]

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 53 - 57)