Những thuận lợi trong việc bảo hộ người Việt Na mở nước ngoài

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 49 - 50)

Nhà nước ta trong công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, đã ký kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế, đáng chú ý là Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự cũng như gần các hiệp định lãnh sự, hiệp định tương trợ với các nước, hệ thống pháp luật trong nước ngày càng được hoàn thiện nhằm nâng cao công tác bảo hộ.

Nhà nước cũng đã mềm dẻo hơn trong vấn đề quốc tịch, không còn quy định nguyên tắc một quốc tịch cứng nhắc nữa, thay vào đó là cho phép công dân Việt Nam có thể có hai quốc tịch.

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -45- SVTH: Lý Văn Phúc

Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trở về thăm quê hương đất nước, miễn thị thực cho người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài và thành viên gia đình họ nhằm giúp việc đi lại dễ dàng hơn.

Bộ Ngoại giao quán triệt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài là một trong những trọng tâm công tác của Bộ và của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát ký kết Hiệp định lao động với các nước: Lào năm 1995, Oman năm 2007, Qatar năm 2008, LB Nga năm 2008, Kazakstan năm 2008, UAE năm 2009, Canada năm 2010… Đây là những hành lang pháp lý quan trọng, là cơ sở để bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động VN ở nước ngoài.

Về hợp tác quốc tế, để bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tháng 11/2007, tham gia tích cực các hoạt động tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như tham gia các diễn đàn trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này.

Các hoạt động hướng về nguồn cội, các hoạt động văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được quan tâm nhiều hơn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mặt khác đó còn là nơi để phổ biến cho cộng đồng về công tác bảo hộ cũng như các quyền mà họ được hưởng. Góp phần kéo lại gần hơn tinh thần đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài.

Với việc Quỹ Bảo hộ công dân được thành lập thì có thể quản lí kinh phí, kiểm tra, giám sát các khoản chi cho công tác bảo hộ, tổ chức các hoạt động gây quỹ để phần nào góp vào kinh phí cho việc bảo hộ diễn ra nhanh chóng đối với những trường hợp khẩn cấp.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Cơ quan chức năng và công dân gần gũi nhau, vì thế tâm tư nguyện vọng được truyền đạt của những người con xa xứ được thể hiện rõ, từ đó công tác bảo hộ được chu đáo hơn.

Để phát huy được vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tuyên truyền đường lối đối ngoại của Đảng và chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bạn bè quốc tế, có nhiều việc phải làm, cụ thể:

Tiếp tục xây dựng và hỗ trợ các tổ chức, hội đoàn yêu nước có điều kiện hoạt động và phát triển. Nắm được danh sách các lực lượng tích cực, cốt cán và có các hình thức đãi ngộ, khen thưởng, động viên thích đáng nhằm tạo điều kiện để cho đội ngũ này có những đóng góp phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt, khuyến khích tạo điều kiện cho các hình thức tổ chức sinh hoạt, tập hợp của lớp trẻ, nhất là lực lượng thanh niên, sinh viên, như: Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp, Việt Unity tại Mỹ... củng cố và mở rộng hoạt động.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 49 - 50)