Hiệp định giữa Việt Nam và quốc gia sở tại

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 27 - 29)

Để thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, ngoài việc ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế đa phương, Nhà nước ta còn chủ động trong việc kí kết các điều ước song phương với một số nước. Đó có thể là điều ước song phương về miễn thị thực giữa Việt Nam và các nước. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nước. Hiệp định, thỏa thuận song phương về nhận trở lại công dân với các nước.

Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực giữa Việt Nam và các nước

Việt Nam Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 78 nước, trong đó 03 Hiệp định, thỏa thuận với các nước sau đây chưa xác định ngày có hiệu lực: Costa Rica, Namibia và Bôlivia. Miễn thị thực bao gồm việc miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh. Thời gian tạm trú miễn thị thực được tính từ ngày nhập cảnh. Hiệp định miễn thị thực Việt Nam - Lào quy định: “Công dân của Bên ký kết này mang hộ chiếu phổ thông còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh lãnh thổ Bên ký kết kia theo quy định tại Hiệp định này”17. Một số nước thì không miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông, nhưng được cấp và miễn không thu lệ phí.

Việt Nam miễn thị thực cho thành viên tổ bay của 14 nước, vùng lãnh thổ trên nguyên tắc có đi có lại. Việt Nam đề nghị miễn cho thành viên tổ bay của các hãng hàng không Mianma kể từ ngày 01/03/2010 nếu Mianma áp dụng quy chế miễn thị thực đối với thành viên tổ bay của Việt Nam Airlines (Hiện nay Mianma chưa có đường bay tới Việt Nam) nhưng chưa nhận được khẳng định của phía Mianma. Miễn thị thực cho thành viên tổ bay mang quốc tịch nước thứ ba của hãng hàng không Singapo nếu phía Singapo áp

17 Điều 1 Hiệp định giữa Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về miễn thị thực cho công dân hai nước mang hộ chiếu phổ thông

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -23- SVTH: Lý Văn Phúc

dụng quy chế tương tự với các hãng hàng không Việt Nam nhưng chưa nhận được khẳng định của phía Singapo.

Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân 07 nước là Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc (HCPT), Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển (không phân biệt loại hộ chiếu) và cho quan chức Ban thư ký ASEAN.

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nước

Hiệp định tương trợ tư pháp quy định: Công dân của nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ của nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân nước mình.

Tùy thuộc vào hiệp định đã ký kết quy định tương trợ về dân sự, hình sự hoặc chỉ dân sự. Hiệp định tương trợ Việt Nam - Pháp quy định: “Nước ký kết này cam kết dành cho nước ký kết kia sự tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự. Các vấn đề dân sự nói trong Hiệp định này bao gồm các vấn đề pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân, gia đình, pháp luật thương mại và pháp luật lao động”18. Do hiệp định tương trợ giữa Việt Nam và Pháp ký kết chỉ quy định về các vấn đề dân sự nên nếu có phát sinh vấn đề hình sự thì sẽ áp dụng pháp luật quốc tế. Còn đối với hiệp định giữa Việt Nam - Lào thì quy định: Công dân của nước ký kết này có quyền tự do liên hệ với Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan công chứng (sau đây gọi là “Cơ quan tư pháp”) và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và hình sự của Nước ký kết kia. Họ có quyền trình bày ý kiến của mình, khởi kiện trước Toà án theo cùng những điều kiện như công dân của Nước ký kết kia19. Do giữa hai nước ký kết hiệp định tương trợ về dân sự lẫn hình sự nên khi vấn đề phát sinh thì áp dụng hiệp định này để giải quyết.

Hiệp định, thỏa thuận song phương về nhận trở lại công dân với các nước

Việt Nam đã hiệp định, ký kết thỏa thuân về nhận lại công dân với 16 nước nhằm chống di cư bất hợp pháp và để tạo thuận lợi cho việc nhận trở lại, trên cơ sở có đi có lại, những người nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ của mỗi bên ký kết.

Theo yêu cầu của một bên ký kết, bên ký kết kia sẽ nhận trở lại những người không đáp ứng hoặc không còn đáp ứng các yêu cầu pháp lý về nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết yêu cầu.

Người trở về sẽ nhận được một số quyền nhất định theo thỏa thuận của các bên ký kết như20: Việc chuyển giao và nhận trở lại người trở về phải được thực hiện phù hợp với các điều khoản của Hiệp định, pháp luật của các bên ký kết, luật pháp quốc tế và bảo đảm

18 Điều 1 Hiệp địnhtương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nước cộng hoà Pháp

19 Khoản 2 Điều 1 hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

20 Điều 3 Hiệp định giữa chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ vương quốc Thụy Điển về nhận trở lại công dân

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -24- SVTH: Lý Văn Phúc

các nguyên tắc trật tự, an toàn, tôn trọng nhân phẩm, có tính đến các khía cạnh nhân đạo và tính thống nhất gia đình của người trở về. Mỗi bên ký kết dành cho người trở về một thời hạn thích hợp để giải quyết các vấn đề cá nhân. Người trở về được phép mang theo hoặc chuyển về lãnh thổ bên ký kết được yêu cầu toàn bộ tài sản, kể cả mọi phương tiện thanh toán có được một cách hợp pháp trong thời gian cư trú trên lãnh thổ bên ký kết yêu cầu, trừ những đồ vật, phương tiện thuộc diện bị cấm nhập khẩu vào bên ký kết được yêu cầu theo quy định pháp luật của bên đó.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 27 - 29)