Ủy thác tư pháp

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 38 - 39)

Luật cơ quan đại diện 2009 quy định như sau: “Thực hiện việc ủy thác tư pháp giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; chuyển giao, tống đạt hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của tòa án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng khác có thẩm quyền của Việt Nam cho công dân, pháp nhân Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên nếu việc thực hiện nhiệm vụ này không ảnh hưởng đến quyền ưu đãi, miễn trừ của cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế”40. Ủy thác tư pháp là việc tống đạt giấy tờ, lấy lời khai, thực hiện một số trình tự, thủ tục riêng biệt (hình sự, dân sự) đối với công dân nước cử hoặc công dân nước tiếp nhận theo yêu cầu của cơ quan tư pháp nước yêu cầu ủy thác tư pháp. Việc này thực hiện thông qua con đường ngoại giao hoặc thông qua cơ quan tư pháp trung ương được chỉ định giữa hai nước.

Lãnh sự thực hiện ủy thác tư pháp ở trong khu vực lãnh sự, nếu việc ủy thác tư pháp không trái với pháp luật nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước sở tại ký kết hoặc tham gia và tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam.

Việc thực hiện ủy thác tư pháp tại cơ quan đại diện: khi nhận được hồ sơ ủy thác, lãnh sự kiểm tra tài liệu có trong hồ sơ sau đó đăng ký hồ sơ vào sổ theo dõi. Căn cứ vào họ tên, địa chỉ ghi trong hồ sơ, lãnh sự gởi giấy mới đương sự đến trụ sở cơ quan đại diện để lấy lời khai, tống đạt ban án hay các giấy tờ khác, đồng thời niêm yết về việc này tại trụ sở cơ quan đại diện. Khi triệu tập đương sự, lãnh sự phải giải thích rõ các quyền và nghĩa vụ của họ trong việc thực hiện ủy thác tư pháp. Trong trường hợp không liên hệ được với đương sự hoặc đương sự cố tình không đến cơ quan đại diện, thì sau 03 tháng kể từ ngày

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -34- SVTH: Lý Văn Phúc

niêm yết tại trụ sở cơ quan đại diện,lãnh sự lập biên bản về việc hết thời hạn niêm yết ủy thác tư pháp và thông báo kết quả cho Cục lãnh sự, nêu rõ lý do.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 38 - 39)