Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề bảo hộ người Việt Na mở nước ngoài

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 52 - 53)

3.3.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

Nhà nước ta trong công cuộc bảo hộ công dân đã đạt được nhiều thành tích như: tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ công dân, ký kết hiệp định về lao động với các nước, tham gia tổ chức di cư thế giới, hệ thống pháp luật trong nước ngày càng được hoàn thiện, mềm dẻo trong vấn đề quốc tịch…, đây là những thành tích đáng ghi nhận cho công cuộc bảo hộ công dân của Nhà nước, vì thế cần duy trì và phát huy hơn nữa.

Cử viên chức Lãnh sự tiến hành thăm lãnh sự đối với công dân bị giam giữ, bị tù; gặp gỡ, đấu tranh trực tiếp, can thiệp, bày tỏ quan điểm về pháp lý đối với cơ quan chức năng sở tại; gửi thư, công hàm cho cơ quan chức năng hoặc Bộ Ngoại giao sở tại, gửi thư cá nhân hoặc Đại sứ, Tổng Lãnh sự trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với đại diện cơ quan hữu quan sở tại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam.

Còn đối với vấn đề công chứng, chứng thực thì nên quy định chứng nhận luôn cả nội dung tài liệu. Cần thường xuyên nâng cao kiến thức về công chứng, chứng thực. Có như thế họ mới thực hiện đúng pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc gia sở tại và các quy định của pháp luật quốc tế.

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -48- SVTH: Lý Văn Phúc

Cần phải tăng cường đội ngũ lãnh sự không chỉ về số lượng mà cả chất lượng chuyên môn để giải quyết các công việc lãnh sự ở nước ngoài một cách có hiệu quả, nhanh chóng kịp thời. Cần tìm hiểu pháp luật sở tại và pháp luật quốc tể để đảm bảo công tác bảo hộ công dân hiệu quả nhất, có lợi cho công dân pháp nhân Việt Nam mà vẫn không trái pháp luật.

Cần rút ngắn, giảm bớt quy trình, trình tự thủ tục về cấp thị thực nhằm giảm thời gian, tránh rắc rối. Nên thực hiện miễn thị thực “đơn phương” hoặc “song phương” cho công dân của một số quốc gia có mối quan hệ lâu dài với Việt Nam.

Hiện nay, số nước mà Nhà nước ta kí hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự tương đối ít, trong khi đó ở một số quốc gia có công dân Việt Nam sinh sống đông thì chưa kí kết hiệp định tương trợ. Vì thế, cần đẩy mạnh việc kí kết hiệp định tương trợ. Còn đối với các nước đã kí kết hiệp định tương trợ thì cần tổ chức các cuộc thảo luận định kỳ, từ đó rút ra được vướng mắc thực tiễn vì sao ủy thác tư pháp giữa hai nước chưa có hiệu quả để khắc phục.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 52 - 53)