Những quy định trong các Công ước quốc tế

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 25 - 27)

Như đã phân tích, vấn đề bảo hộ công dân là lĩnh vực mới trong quan hệ quốc tế. Mãi đến thế kỷ XVIII nhu cầu bảo hộ người nước ngoài và tài sản của họ mới xuất hiện trong quan hệ giữa các quốc gia khi mà quan hệ thương mại quốc tế ngày một phát triển mạnh mẽ.

Với những quy định trong văn bản có tên “Tuyên ngôn độc lập” trong cuộc cách mạng mười ba thuộc địa ở Bắc Mỹ tuyên bố độc lập với đế chế Anh năm 1776, cùng với “Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền” của Pháp năm 1789, có thể thấy rằng quyền con người đã được coi trọng hơn. Không chỉ dừng lại ở những quy tắc, ý tưởng quyền con người được xác định cụ thể như quyền tự do, quyền bình đẳng…Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, nhận thức và hành động bảo vệ quyền con người được nâng lên một tầm cao mới để đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả mọi người.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên hợp quốc ra đời, đã chính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hoá quyền con người-nền văn hoá mới và chung của mọi dân tộc-trên trái đất.

Theo nguyên tắc chung, việc bảo hộ công dân ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện. Việc bảo hộ công dân do các cơ quan đại diện thực hiện được ghi nhận trong các công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.

Công ước Viên 1961

Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao đã được luật quốc tế hiện đại ấn định cụ thể15:

Thay mặt cho quốc gia cử đại diện tại quốc gia nhận đại diện;

Bảo vệ quyền lợi cho quốc gia cử đại diện và những người thuộc quốc tịch của quốc gia cử tại quốc gia nhận đại diện;

Đàm phán với Chính phủ của quốc gia nhận đại diện;

Tìm hiểu bằng những phương tiện hợp pháp về điều kiện và tình hình tiến triển của quốc gia nhận đại diện và báo cáo tình hình đó cho Chính phủ của quốc gia cử đại diện; Đẩy mạnh các quan hệ hữu nghị và phát triển các quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học giũa quốc gia cử và quốc gia nhận đại diện.

Ngoài chức năng nêu trên, tại Khoản 2 Điều 3 của công ước Viên 1961 còn khẳng định: “Không một điều khoản nào của Công ước này có thể được giải thích như có ý ngăn

15 Điều 3 Công ước Viên 1961

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -21- SVTH: Lý Văn Phúc

cản cơ quan đại diện ngoại giao thi hành các chức năng lãnh sự”. Điều đó cho thấy ngày

nay cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể thực hiện cả chức năng lãnh sự, góp phần nhanh chóng, hiệu quả trong công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc giúp đỡ mọi mặt cho công dân đang gặp khó khăn.

Công ước Viên 1963

Công ước Viên 1961 chỉ đề cập chung chung về nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nước cử và công dân nước cử đại diện; ở Công ước Viên 1963 thì có những điều khoản cụ thể quy định nhiệm vụ của cơ quan lãnh sự đối với công tác bảo hộ công dân, pháp nhân nước mình.

Công ước Viên 1963 quy định “Các chức năng lãnh sự do các cơ quan lãnh sự thực hiện”16. Cơ quan lãnh sự sẽ thực hiện nhiệm vụ bảo hộ của mình đối với công dân nước mình khi các quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm. Không dừng lại ở đó, cơ quan lãnh sự còn giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân nước mình đang ở nước ngoài (ngay cả khi không có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích). Bảo hộ, giúp đỡ cả cá nhân lẫn pháp nhân nước mình đang ở nươc ngoài.

Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến nước cử.

Công chứng những giấy tờ cần thiết hoặc theo nhu cầu của công dân nước mình, thực hiện chức năng như là cơ quan hộ tịch, giải quyết các vấn đề đăng kí kết hôn, khai sinh, khai tử…ngoài ra còn thực hiện các hoạt động tương tự, có tính chất hành chính, với điều kiện là không vi phạm pháp luật nước sở tại cũng như pháp luật quốc tế.

Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận.

Trong phạm vi luật và quy định của nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này.

Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ.

Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các toà án ở nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận.

16 Điều 3 Công ước Viên 1963

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -22- SVTH: Lý Văn Phúc

Cơ quan lãnh sự có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật nước sở tại, điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó ký kết hoặc tham gia và phù hợp với tập quán quốc tế; bảo đảm cho công dân Việt Nam ở nước tiếp nhận được hưởng những quyền cơ bản theo luật pháp quốc tế như quyền được bảo vệ tính mạng, tài sản và các quyền hợp pháp khác, quyền được tự do cư trú, đi lại, hành nghề…

Trong quá trình thực hiện bảo hộ công dân, cơ quan lãnh sự có thể dùng nhiều biện pháp đa dạng khác nhau, từ đơn giản như cấp hộ chiếu, visa…cho đến các biện pháp phức tạp có thể ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước như đưa vụ việc ra tòa án quốc tế hoặc các biện pháp khác có tính răn đe để bảo vệ công dân.

Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự là những công ước quy định rõ nhất về công tác bảo hộ công dân cũng như pháp nhân của nước cử ở nước tiếp nhận. Tuy nhiên, Công ước 1966 về quyền dân sự chính trị, Công ước 1966 về các quyền kinh tế xã hội văn hóa đã gián tiếp quy định các quyền mà công dân, pháp nhân ở nước ngoài được hưởng, vì quyền công dân cũng là quyền con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 25 - 27)