Quy định trách nhiệm của quốc gia sở tại

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 42)

Trước tiên, nước nhận đại diện phải phối hợp cùng nước cử đại diện để phổ biến về những quy định của pháp luật cũng như những quyền, lợi ích chính đáng mà công dân nước cử đại diện được hưởng.

Có những chính sách về nhà ở đối với công dân nước cử đại diện, đảm bảo được nơi cư trú cho họ. Nếu pháp luật nước nhận đại diện cho phép công dân nước cử đại diện được sở hữu đất, nhà ở gắn liền với đất; nếu không thì có những ưu tiên về thuê nhà ở, chung cư...

Bảo vệ pháp lý đối với nhân thân và tài sản của công dân nước cử đại diện đúng theo các công ước đã kí kết hoặc tham gia.

Nếu quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nước cử đại diện bị xâm phạm thì phải phối hợp với cơ quan đại diện của nước cử để đưa ra cách giải quyết hợp lí và nhanh chóng.

Tôn trọng truyền thống văn hóa của công dân nước cử đại diện, tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa hai bên, phối hợp với cơ quan đại diện nước cử tổ chức các hoạt động bổ ích nhằm thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp.

Trong trường hợp công dân nước cử đại diện vi phạm pháp luật dẫn đến việc bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị tù, bị hạn chế tự do…thì cơ quan chức năng nước sở tại phải phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao nước cử để đưa ra phương hướng xử lý.

44 Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại vụ các Tỉnh, Thành phố,

http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75-6a32- 4215-afeb-47d4bee70eee&ID=63 [truy cập ngày 22-10-2014]

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -38- SVTH: Lý Văn Phúc

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP BẢO HỘ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 3.1. Thực trạng bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài tại một số quốc gia

Những năm qua, công tác bảo hộ luôn được thực hiện theo phương châm “Bảo hộ

chủ động, kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả”. Với tinh thần bảo hộ công dân là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan đại diện người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân đã có những bước phát triển đột phá với nội dung, chất lượng cao.

Về hợp tác quốc tế, để bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) tháng 11/2007, tham gia tích cực các hoạt động tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như tham gia các diễn đàn trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này.

Các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài đã cấp hàng chục nghìn hộ chiếu cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm đáp ứng nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam và thuận lợi khi về nước thăm người thân, mua nhà tại Việt Nam; cấp hàng nghìn hộ chiếu cho người bị mất hộ chiếu nhằm tạo địa vị pháp lý để họ đủ điều kiện xin cư trú hoặc gia hạn cư trú ở nước ngoài; cấp Thông hành cho lao động bị về nước trước hạn hoặc người bị trục xuất về nước. Tiêu biểu là việc cấp mới hộ chiếu cho những kiều bào Việt sinh sống lâu đời tại Lào, Thái Lan không có bất kỳ giấy tờ tuỳ thân, cũng như không có người thân thích tại Việt Nam, gặp khó khăn trong công tác xác minh nhân thân. Bộ Ngoại giao đã chủ động phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp tổ chức Đoàn công tác liên ngành sang tận nơi, trực tiếp gặp gỡ, trao đổi để tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc. Sau chuyến công tác, hàng trăm người ở hai nước này đã được cấp hộ chiếu, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của bà con được về thăm quê hương, đất nước, họ hàng và đưa con cái, gia đình về Việt Nam học tập, chữa bệnh.

Một số công dân chết ở nước ngoài, gia đình không có điều kiện sang đưa di cốt về nước, đã được cơ quan đại diện giúp đỡ chuyển lọ tro về nước. Trước vụ việc cô dâu người Việt Thạch Thị Hồng Ngọc bị người chồng Hàn Quốc tâm thần sát hại, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã phối hợp với cơ quan chức năng Hàn Quốc tìm hiểu, yêu cầu nhanh chóng điều tra kết luận và xử lý nghiêm minh vụ việc. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc đã mời Đại sứ Việt Nam đến để gửi lời chia buồn, và trao 10 triệu won (tương đương 8.300 USD) cho gia đình người đã mất. Đại sứ quán ta tại Hàn Quốc cũng đã cấp giấy tờ và giúp đỡ gia đình đưa hài cốt chị Ngọc về an táng tại quê nhà.

Ngư dân của các tỉnh phía Nam đi đánh bắt cá xa bờ, vi phạm lãnh hải một số nước láng giềng bị họ bắt, tịch thu tàu, phạt tiền, phạt tù, trục xuất, hàng trăm lượt công dân xuất cảnh trái phép hoặc ra nước ngoài rồi ở lại cư trú bất hợp pháp bị phía nước ngoài bắt giữ, cơ quan đại diện đã cử người đến thăm, tạm ứng tiền giúp thu xếp chỗ ăn, ở gần cơ quan

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -39- SVTH: Lý Văn Phúc

đại diện trong khi chờ làm thủ tục, giúp mua vé máy bay đưa công dân về nước. Lao động thuyền viên đi làm việc theo hợp đồng trên tàu đánh cá của Hàn Quốc, Đài Loan gặp hỏa hoạn, cháy tàu hoặc khi tàu cập cảng một số nước, đã tự ý bỏ hợp đồng, trốn lên bờ ở lại nước ngoài trái phép như ở Panama, Pêru, Mexico, Bờ Biển Ngà, Tây Ban Nha… bị bắt, bị trục xuất, đã được cơ quan đại diện tiến hành xác minh, cấp giấy tờ, chi tạm ứng từ Quỹ bảo hộ công dân giúp đỡ về nước.

Trong vụ khủng hoảng ở Thái Lan, khi phe biểu tình áo đỏ chiếm lĩnh sân bay quốc tế năm 2009 làm đình trệ tất cả các chuyến bay, gần 1000 khách Việt Nam không thể về nước theo dự kiến. Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok thuê một số chuyến xe bus lớn loại 46 chỗ, ưu tiên đưa những hành khách là người già, phụ nữ, trẻ em, những người ốm đau và đi công tác về nước qua ngả Campuchia và Lào.

Ngày 12/7/2010, nhận được thông tin về việc tàu Dung Quất 2 bị bắt giữ tại Davao (Philippines) do hàng hóa chở trên tàu có dấu hiệu bị nhiễm nước, Cục Lãnh sự đã có công hàm gửi Đại sứ quán Philippines tại Hà Nội đồng thời chỉ đạo đại sứ quán Việt Nam tại Philippines có công hàm gửi Tòa án Davao đề nghị bạn nhanh chóng giải quyết vụ việc theo đúng luật pháp Philippines và thông lệ quốc tế. Tàu Dung Quất 2 đã được thả về Việt Nam ngày 03/8/2010.

Tình hình bảo hộ công dân tại Libi45: Điển hình là việc đưa lao động ta ở Libi về nước. Đứng trước tình hình nội bộ Libi diễn ra phức tạp, bạo động lan ra trên toàn Libi, đặc biệt tình trạng bạo động gây mất an toàn tính mạng của hơn 10 nghìn lao động ta, tháng 2/2011, Chính phủ ta đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo liên ngành triển khai chiến dịch sơ tán lao động ta, do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội làm Phó Trưởng ban, thành viên gồm lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Công an, Tài chính, Giao thông - Vận tải, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Hiệp hội xuất khẩu lao động. Ban chỉ đạo liên ngành đã thành lập năm tổ công tác liên ngành, cử tới Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Hy Lạp, Man-ta và Tuynidi; Trung tâm chỉ đạo chiến dịch và các tổ công tác do đồng chí Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Ngoại giao làm Trưởng đoàn tại Tuynidi. Đoàn công tác còn phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), giúp đỡ về mặt vận chuyển; phối hợp với Cơ quan Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Hội chữ thập đỏ quốc tế để chuẩn bị về cơ sở tạm trú cho lao động. Các tổ công tác đã triển khai, cùng Cơ quan đại diện ta tại chỗ, làm việc khẩn trương với chính quyền sở tại thiết lập đường vận chuyển lao động, từ hàng không, đường biển, đường bộ và chuẩn bị hậu cần đón người lao động tại các địa điểm trung chuyển. Trong thời gian hết sức khẩn trương (8 ngày, từ 28/2 đến 6/3) các tổ công tác đã hoàn thành việc đưa 10.193 người lao động Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Libi trật tự, an toàn với các phương thức vận chuyển khác nhau, kết thúc chiến dịch thành công.

45 Bộ Ngoại giao Việt Nam: Công tác bảo hộ công dân: Khẩn trương và Hiệu quả

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -40- SVTH: Lý Văn Phúc

Ngoài việc giúp đỡ lao động ta tại Libi, thời gian qua, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp bộ, ngành liên quan trong nước, với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết nhiều vụ việc khác liên quan đến người lao động, bảo hộ quyền lợi của người lao động như: chủ sử dụng nợ tiền lương; người lao động mất việc, bị tai nạn, bị chết trong khi làm việc v.v… và các quyền lợi khác liên quan, hoặc khôn khéo đấu tranh với sở tại, tránh được sự lợi dụng của phe phái nội bộ sở tại, âm mưu can thiệp của người Việt phản động, nhanh chóng xử lý hiệu quả, đưa người lao động an toàn về nước, như: Vụ 69 lao động nữ Việt Nam tại Malaysia; 40 lao động ở Ekaterinburg - Nga.v.v... Bên cạnh đó, hàng chục thuyền viên đi làm việc theo hợp đồng trên tàu đánh cá của Hàn Quốc, Đài Loan gặp hỏa hoạn, cháy tàu bị chết, bị thương hoặc khi tàu cập cảng một số nước, đã tự ý bỏ hợp đồng, trốn lên bờ ở lại nước ngoài trái phép như các vụ tàu Joeng Woo 1, 2, 3 ở Uruguay, New Zealand hay vụ tàu Nam Seong 06 của Hàn Quốc bị cháy ở Nhật Bản v.v… đều được Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở các nơi liên quan, tiến hành xác minh, cấp lại hộ chiếu cho người tiếp tục làm việc, cấp thông hành cho những người về nước, giúp đỡ những người bị thương chữa trị, cấp cứu tại bệnh viện, đưa thi/di hài người chết về nước...Bên cạnh công tác bảo hộ công dân, một trong những hoạt động khác của Bộ Ngoại giao là công tác bảo hộ pháp nhân. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp cũng theo chiều hưuớng ngày một tăng thời gian qua. Chỉ xin đơn cử một ví dụ trong rất nhiều vụ việc được giải quyết: Vụ tàu Vinalines Queen bị chìm cùng với 22 thủy thủ. Đây là một tàu hàng lớn, có trọng tải 56.000 tấn, sản xuất tại Nhật Bản. Tháng 12/2011, tàu Vinalines Queen vận chuyển quặng 54.400 tấn quặng niken từ Indonesia đến Trung Quốc qua vùng biển ngoài khơi Philippines thì gặp bão lớn ngày 24/12/2011. Sáng ngày 25/12/2011, tàu ở trong tình trạng nguy hiểm, phát tín hiệu cấp cứu, sau đó tàu mất liên lạc với cơ quan cứu hộ hàng hải Việt Nam và trong vùng. Ngày 25/12, Bộ Ngoại giao lập tức phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản và Văn phòng Kinh tế- Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc và các cơ quan đại diện nước liên quan nói trên và Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội, đề nghị phối hợp xác định tình trạng tàu và tìm kiếm các thủy thủ. Nỗ lực cứu hộ được triển khai liên tục từ 25/12/2011 đến 19/01/2012 khi vẫn chưa tìm thấy tung tích con tàu và 21 thủy thủ. Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng là người sóng sót duy nhất, sau khi được một tàu chở hàng khác của Anh vớt được. Với tinh thần trách nhiệm đối với Tổng công ty Vinalines cũng như đối với sinh mạng 21 thủy thủ, Bộ Ngoại giao cố gắng cao nhất, khẩn trương vận động cùng các Cơ quan đại diện ta ở các nước, lãnh thổ này để cứu hộ tìm kiếm nhiều đợt, nhiều hương tiện: máy bay, tàu cứu hộ, nhiều lực lượng: hải quân, lực lượng canh giữ bờ biển, cơ quan cứu nạn hàng hải giúp đỡ Việt Nam trong 25 ngày liên tục. Nỗ lực này của Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ta đáng được ghi nhận, bên cạnh các nỗ lực khác của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và một số cơ quan liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Ths. Kim Oanh Na -41- SVTH: Lý Văn Phúc

Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ đạo cơ quan đại diện ta tại Indonesia, Trung Quốc, Nam Phi, can thiệp kịp thời để Chính quyền sở tại thả tự do cho các tàu An Phú 18 tại Philippines, Vạn Lý tại Trung Quốc, Golden Falcon tại Indonesia và tàu Vinalines Green tại Nam Phi. 6 tháng đầu năm 2012 có hai đợt áp thấp nhiệt đới và hai cơn bão xuất hiện ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao đã chủ động triển khai, khẩn trương phối hợp với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương nắm tình hình, kịp thời gửi công hàm cho các Đại sứ quán nước ngoài liên quan tại Hà Nội, chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước có biển liền kề đề nghị họ cho phép tàu thuyền, ngư dân ta vào vùng biển nước họ tránh trú bão và tiến hành cứu hộ đối với các tàu thuyền, ngư dân bị nạn. Thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã phối hợp giúp 776 tàu và 14.196 ngư dân trú, tránh bão an toàn. Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành chức năng, Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành nhiều hoạt động khác bảo hộ công dân, như: Cấp hộ chiếu, giấy tờ cho hơn 120.000 công dân tạo điều kiện cho việc đi lại, cư trú ở nước ngoài; phối hợp với cơ quan chức năng các nước giải cứu phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài; giúp đỡ người lao động khi bị đối xử không công bằng, bị tai nạn, rủi ro; hỗ trợ các công ty, tổ chức giải quyết tranh chấp thương mại trong quá trình làm ăn, buôn bán với bên nước ngoài v.v... Ngoài ra, các công tác hợp tác quốc tế, hình thành khung pháp lý để bảo hộ công dân, như đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến công dân ta; củng cố bộ máy cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và trong Bộ Ngoại giao để tăng cường mạnh công tác bảo hộ công dân; công khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử để mọi công dân có thể tiếp cận và có kiến thức cần thiết khi đi nước ngoài cũng góp phần đưa công tác bảo hộ công dân ngày càng chuyên nghiệp hơn. Với đặc điểm của công tác bảo hộ công dân, pháp nhân diễn ra thường xuyên, rải ra trên khắp thế giới tại các địa bàn có công dân ta, nên trong thời gian tới, công tác này sẽ tiếp tục gia tăng cả ở diện rộng và chiều sâu. Các vụ việc tiếp tục tăng, mức độ phức tạp hơn, đòi hỏi phải nâng cao tính chuyên nghiệp và kiện toàn tổ chức bộ máy công tác bảo hộ công dân. Về nhân sự cũng đặt ra yêu cầu cán bộ làm công tác lãnh sự phải có kiến thức sâu rộng hơn về pháp luật, pháp luật quốc tế để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ bảo hộ công dân.

Sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 diễn ra tại Nhật Bản,Thủ tướng

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về bảo hộ người việt nam ở nước ngoài thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 42)