Luật cơ quan đại diện 2009 quy định: “Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận”37. Công chứng là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật là phải công chứng, hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Thẩm quyền này thược về cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Chứng thực là thẩm quyền cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản gốc và chứng thực chữ ký.
Về công chứng, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, cơ quan lãnh sự có thẩm quyền công chứng các hợp đồng giao dịch theo quy định của luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế
36 Khoản 5 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009 37 Khoản 7 Điều 8 Luật cơ quan đại diện 2009
Pháp luật Việt Nam về bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
GVHD: Ths. Kim Oanh Na -32- SVTH: Lý Văn Phúc
chấp bất động sản, hợp đồng góp vốn bằng bất động sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản là bất động sản. Ngoài ra, viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.
Về chứng thực, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ. Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam hoặc ngược lại, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ văn bản song ngữ.