Ảnh hưởng xã hội đã thất bại để dự báo ý định hành vi trong hơn 50% các nghiên cứu như được tóm lược bởi Ajzen (1991). Nghiên cứu này khẳng định một quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa ảnh hưởng xã hội và Ý định tham gia BHXH tự nguyện, một biến số động cơ giống như ý định hành vi (Olsen, 2001). Kết quả này được giải thích bởi chính bối cảnh của nghiên cứu này khi đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, và nghiên cứu này sử dụng các kỳ vọng của gia đình để thay thế cho ảnh hưởng xã hội nói chung. Điều này có các hàm ý trực tiếp và thực tế đối với
những thành viên khác trong gia đình. Cùng sống chung tại nhà, các thành viên gia đình ít nhiều chịu ảnh hưởng của các thành viên khác. Tình huống này làm cho người chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ không chỉ biết lắng nghe các ý kiến trong gia đình về việc tham gia vào BHXH tự nguyện mà còn tích hợp các thái độ của các thành viên khác vào các khía cạnh động cơ của họ (Olsen, 2001).
Tuy nhiên, cũng như Thái độ, mức độ quan trọng của Ảnh hưởng xã hội trong việc giải thích Ý định tham gia BHXH tự nguyện trong nghiên cứu này chỉ giữ vai trò thứ yếu. Điều này là phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực tiêu dùng cá (Olsen, 2001; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008). Vì vậy, việc bao gồm thêm các nhân tố thuộc ảnh hưởng xã hội dưới góc độ là các biến số mở rộng chẳng hạn như Ý thức sức khỏe, Trách nhiệm đạo lý là quan trọng và mang nhiều ý nghĩa lý luận lẫn thực tiễn.