2.2.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Mixed Methods approach) được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Hoàn chỉnh thang đo
Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
và kiểm tra hệ số Alpha
Loại biến có trọng số nhỏ
Kiểm tra yếu tố trích được
Kiểm tra phương sai trích được
Phân tích hồi quy Hiệu chỉnh mô hình (nếu có)
Kết quả nghiên cứu và kiến nghị
Nghiên cứu định lượng
Thang đo chính thức
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định tính
Điều chỉnh thang đo
Cronbach's alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Xây dựng mô hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu
1.2.2. Nghiên cứu định tính
Được thực hiện bằng hình thức thảo luận nhóm nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất.
Lấy lý thuyết từ những nghiên cứu trước đây làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu kèm theo đó là xây dựng các biến quan sát. Tác giả sử dụng phương pháp thảo luận chuyên gia và thảo luận nhóm để thảo luận với 16 chuyên gia (trong đó 02 lãnh đạo BHXH thành phố Rạch Giá, 02 cán bộ làm công tác tuyên truyền của BHXH thành phố Rạch Giá và 07 người buôn bán nhỏ lẻ có các công việc khác nhau như: Buôn bán tạp hóa; buôn bán mỹ phẩm, quần áo, giày dép; Kinh doanh cà phê - nước giải khát; Dịch vụ ăn uống bình dân; Buôn bán hoa quả, trái cây; Buôn bán thực phẩm hàng ngày; Công việc kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ khác; chưa tham gia BHXH, sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi; Còn lại 03 cán bộ thu BHXH thành phố Rạch Giá, 01 cán bộ thu BHXH của tỉnh, 01 cán bộ làm công tác giải quyết chế độ của tỉnh), qua đó điều chỉnh, bổ sung các biến tiềm ẩn và biến quan sát để đưa vào bảng câu hỏi nghiên
cứu chính thức, từ đó tiến hành nghiên cứu định lượng (Phụ lục 01)
Sau phần nghiên cứu định tính các mục hỏi sẽ được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp, làm cơ sở hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu định
lượng. Bảng câu hỏi (Phụ lục 02) trước khi phát ra sẽ tham khảo ý kiến của các cán
bộ chủ chốt, tham vấn một số đối tượng khảo sát am hiểu về vấn đề nghiên cứu và tiến hành thu thập dữ liệu thử một số mẫu trên địa bàn thành phố Rạch Giá để điều chỉnh lại cho phù hợp, dễ hiểu, kiểm tra cách thể hiện và ngôn ngữ trình bày. Những biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Với các lựa chọn sau: 1. Rất không đồng ý - 2. Không đồng ý - 3. Không ý kiến - 4. Đồng ý - 5. Hoàn toàn đồng ý.
1.2.3. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015 bằng phương pháp định lượng thông qua việc thu thập số liệu từ bảng câu hỏi điều tra được phát đến 330 NLĐ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá các thang đo, mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Rạch Giá theo từng yếu tố liên quan, dự đoán mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình.
1.2.4. Xây dựng thang đo
Trên cơ sở lý thuyết về hành vi NTD, lý thuyết về thái độ, Thuyết hành động hợp lý TRA, Mô hình hành vi dự định TPB, các cảm nhận tiêu cực (Scholderer & Grunert, 2001; Olsen, 2001), kiểm soát hành vi cảm nhận, các điều kiện thuận lợi của thị trường, thói quen (Verbeke & Vackier, 2005), các cảm nhận hành vi xã hội (Astrom & Rise, 2001; Berg, Jonsson & Conner, 2000; Louis và ctv, 2007; Tuu và ctv, 2008), rủi ro cảm nhận, sự tin tưởng (Lobb và ctv, 2007), kiến thức và kỹ năng của NTD , các cơ hội thị trường, các nguồn lực cảm nhận (Rhodes và ctv, 2006), tầm quan trọng của giá, cảm nhận tính sẵn có (Taikiainen Sundqvist, 2005), tự kiểm soát (Shih và Fang, 2004), ý thức sức khỏe (2004) và các mô hình nghiên cứu trong nước (Lê Thị Thu Hương (2007), Lưu Thị Thu Thủy (2011), Trương Thị Phượng (2011), Nguyễn Xuân Cường (2013), Nguyễn Quốc Bình (2014) …), cũng như nước ngoài (Labuan (2012), Lin Liyue & Zhu Yu (2006), Min-Sun Horng & Yung-Wang Chang (2007), ) kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm để điều chỉnh và bổ sung các thang đo sao cho phù hợp hơn.
Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ. Ngoài ra còn dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường (2013) – tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Nghệ An. Mặt khác, vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc nói riêng nên nghiên cứu này cũng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ. Tuy nhiên, một số nhân tố sẽ được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với NLĐ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
Như vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng 10 khái niệm được đo lường bằng 38 biến quan sát. Những thang đo này được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ (từ “rất không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”).
Bảng câu hỏi sơ bộ sẽ được điều tra và thảo luận nhóm để điều chỉnh lại cho phù hợp, rõ ràng và dễ hiểu. Từ đó, thang đo chính thức về ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Rạch Giá bao gồm các thành phần và các biến đo lường sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp thang đo
NHÂN TỐ KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
TD1 Việc tham gia BHXH tự nguyện của bất kỳ người dân nào theo tôi hiện nay là rất hữu ích.
TD2 Tham gia BHXH TN là việc làm đúng đắn và cần thiết. TD3 Tham gia BHXH TN mang lại nhiều lợi ích thiết thực
cho người dân và bản thân tôi.
TD4 Tôi cho rằng BHXH tự nguyện là chính sách ASXH của Nhà nước mang lại nhiều giá trị cho người dân.
Thái độ đối với việc tham gia
(TD)
TD5 Có được lương hưu khi về già đối với tôi là điều quan trọng.
Nguyễn Xuân Cường (2013)
AH1 Bạn bè, đồng nghiệp... ủng hộ, khuyến khích tôi tham gia BHXH tự nguyện.
AH2 Những người thân trong gia đình ủng hộ tôi trong việc tham gia BHXH tự nguyện.
AH3 Do những người xung quanh tham gia BHXH tự nguyện nên tôi cũng muốn tham gia.
Ảnh hưởng
xã hội
(AH)
AH4 Những người đã và đang hưởng chế độ BHXH đã tác động đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của tôi.
Nguyễn Xuân Cường (2013)
KS1 Tôi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết để tham gia BHXH tự nguyện.
KS2 Nếu muốn, tôi có thể dễ dàng đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trong vài ngày tới.
Kiểm soát hành vi
(KS)
KS3 Tôi cảm thấy việc tham gia BHXH tự nguyện không có cản trở nào cả
Nguyễn Quốc
Bình (2012)
TT1 Tôi cảm thấy tin tưởng về những lợi ích mà tôi có thể nhận được khi tham gia BHXH tự nguyện.
TT2 Tôi cảm thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH tự nguyện mang lại
Sự tin
tưởng
(TT)
TT3
Tôi thấy an tâm khi chính sách BHXH tự nguyện được Nhà nước tổ chức triển khai và và có tính hiệu lực pháp lý cao.
Tác giả (mới bổ
TrN1
Tôi lo ngại khi về già phải sống phụ thuộc vào con cái, do đó tôi cần thu xếp cuộc sống có trách nhiệm hơn với gia đình
TrN2
Tôi nghĩ tham gia BHXH tự nguyện là cách để tích lũy cho cuộc sống và tự lo cho mình khi hết tuổi lao động.
TrN3
Tôi cho rằng tham gia BHXH tự nguyện là thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Trách nhiệm đạo lý (TrN) TrN4
Tôi nghĩ rằng cần thiết phải có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già để cuộc sống được đảm bảo, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động.
Nguyễn Xuân Cường (2013)
KT1
Tôi hiểu rõ những điều khoản quy định trong Luật BHXH tự nguyện (độ tuổi, mức phí, thủ tục đăng ký…).
KT2 Tôi hiểu rõ những quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện.
KT3
Tôi đã biết về sự liên thông (cộng nối) giữa BHXH bắt buộc và BHXH TN.(nghĩa là đang tham gia BHXH bắt buộc, nghỉ việc thì có thể tham gia BHXH TN và ngược lại). Kiến thức về bảo hiểm xã hội (KT) KT4
Tôi biết rõ mình phải tham gia BHXH tự nguyện bao nhiêu năm để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
Đặng Thị Ngọc Diễm
(2010)
TN1 Tôi cảm thấy nguồn thu nhập của tôi là ổn định
TN2
Tôi cảm thấy nguồn thu nhập của tôi cho phép tôi có thể tham gia BHXH tự nguyện mà không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại
Thu nhập (TN)
TN3
Nguồn thu nhập ổn định là yếu tố quan trọng nhất tác động đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của tôi
Trương Thị Phượng
TN4 Nếu thu nhập ổn định tôi sẽ tham gia BHXH tự nguyện.
TrT1 Tôi được biết về BHXH tự nguyện qua phương tiện thông tin đại chúng và người quen.
TrT2 Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện của Nhà nước đã đến được đa số người dân.
TrT3
Cách tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giúp đa số người dân sẽ nhận được thông tin về BHXH tự nguyện.
TrT4 Tôi hiểu về BHXH tự nguyện từ các tổ chức Hội, Đoàn thể ở địa phương.
Truyền thông
(TrT)
TrT5 Truyền thông là yếu tố quan trọng tác động đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của tôi.
Nguyễn Xuân Cường (2013)
QTSK1 Tôi nghĩ mình là người rất ý thức đến sức khỏe khi về già
QTSK2 Tôi đang rất quan tâm đến sức khỏe của tôi Quan tâm
sức khỏe khi về già
(QTSK) QTSK3 Tôi quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện để được chăm sóc cuộc sống và y tế khi tuổi già
Nguyễn Xuân Cường (2013)
RR1 Tôi cho rằng rủi ro xã hội càng có chiều hướng gia tăng trong tương lai.
RR2 Tôi nghĩ rằng việc tham gia BHXH tự nguyện là ít rủi ro về tiền bạc, thời gian và công sức
Cảm nhận rủi ro
(RR)
RR3 Tôi cảm thấy chắc chắn về những lợi ích mà tôi có thể nhận được khi tham gia BHXH tự nguyện
Nguyễn Quốc Bình
(2012)
2.2.5. Kích thước mẫu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những người buôn bán nhỏ tại thành phố Rạch Giá, từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực để trả lời các câu hỏi điều tra. Do đó để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác xuất với hình thức thuận tiện để sử dụng trong nghiên cứu này. Đây là phương pháp ít tốn kém thời gian và chi phí thu thập thông tin nghiên cứu. Bảng câu hỏi khảo sát sẽ được gửi trực tiếp đến NLĐ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Rạch Giá để trả lời với số lượng lớn hơn số lượng mẫu cần thiết tối thiểu là 5%.
Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Một số nhà nghiên cứu đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983, được trích bởi MacClallum & đồng tác giả 1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến. Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 38 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết đối với đề tài nghiên cứu này là 38 x 5 = 190. Như vậy, kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 330 là chấp nhận được đối với đề tài này.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
a) Mã hóa và nhập dữ liệu
Sau khi tiến hành cuộc khảo sát, các bảng câu hỏi thu thập sẽ được làm sạch và nhập vào cơ sở dữ liệu. Những bảng trả lời không đầy đủ hoặc có lỗi trả lời sẽ bị loại bỏ đảm bảo dữ liệu sau khi làm sạch có đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích.
b) Phân tích Cronbach’s Alpha
Cronbach’s alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng: “nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu”. Hair (1998) cho rằng hệ số tương quan biến – tổng nên trên 0.5, Cronbach’s Alpha nên từ 0.7 trở lên và trong các nghiên cứu khám phá, tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha có thể chấp nhận ở mức từ 0.6 trở lên. Đối với kiểm định Cronbach’s Alpha trong luận văn này, các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và khi Cronbach’s Alpha có giá trị lớn 0.6 thang đo được xem là có đảm bảo độ tin cậy.
c) Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)
Sau khi đánh giá độ tin cậy và độ giá trị các thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha và loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố EFA. Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các
biến dùng để đánh giá sự thỏa mãn công việc có độ kết dính cao không và chúng có thể gom lại thành ít nhân tố hơn để xem xét hay không. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến với hệ số tương quan riêng phần của chúng. KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Theo Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0.9: rất tốt, KMO ≥ 0.8: tốt, KMO ≥ 07: được, KMO ≥ 0.6: tạm được, KMO ≥ 0.5: tạm được, KMO < 0.5: không thể chấp nhận được. Vì vậy, để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0.5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05. Thứ hai, tiêu chí Eigenvalue là tiêu chí phổ biến trong việc xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1. Thứ ba, trọng số nhân tố của biến quan sát phải cao, ở mức phần chung phải lớn hơn hoặc bằng phần riêng và sai số. Nghĩa là trọng số nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 40%. Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiên cứu với thang đo nhiều biến thì trọng số nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0.5 thì thang đo đạt giá trị hội tụ. Thứ tư, tổng phương sai trích cũng là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá kết quả EFA. Tổng này đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng từ 50% trở lên là tốt và chứng tỏ mô hình EFA phù hợp.
Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Các biến còn lại (thang