a) Chế độ hưu trí
Theo Nguyễn Xuân Cường (2013), tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
Từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm: 2% đối với nam và 3% đối với nữ
mà trước đó đã có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sau khi tính như trên sẽ bị giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên, nếu lương hưu hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu thì được quỹ BHXH bù bằng mức lương tối thiểu chung.
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: người đủ điều kiện hưởng lương hưu (nếu đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ) thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định).
BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu:
- Điều kiện hưởng: Người tham gia BHXH TN được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng BHXH.
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH.
Ra nước ngoài để định cư.
Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần (trường hợp người vừa có thời gian tham gia BHXH BB vừa có thời gian tham gia BHXH TN thì có thêm điều kiện sau 12 tháng kể từ khi dừng đóng BHXH BB).
- Mức hưởng BHXH một lần:
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định).
Người tham gia BHXH TN có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
b) Chế độ tử tuất
Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ trợ cấp mai táng phí (10 tháng lương tối thiểu đối với người đã có ít nhất 5 năm đóng BHXH tự nguyện hoặc người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian
đóng BHXH tự nguyện hay người đang hưởng lương hưu); Trợ cấp tuất 01 lần (Đối với người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian tham gia BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc đủ 15 năm nhưng thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng)
Trợ cấp tuất hàng tháng:
Đối tượng: người đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên (bao gồm người đang đóng BHXH tự nguyện; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu).
Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp hàng tháng.
Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kể từ tháng liền kề sau tháng mà người tham gia BHXH tự nguyện chết.
1.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất 1.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất