Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH của những ngườ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại thành phố rạch giá (Trang 29)

buôn bán nhỏ trên địa bàn TP. Rạch Giá

1.3.2.1 Các biến số TPB gốc

a) Thái độ đối với việc tham gia

Trong nghiên cứu này, thái độ là thái độ của người tham gia BHXH tự nguyện được lấy từ mô hình TRA (Fishbein và Ajzen, 1975) và TPB (Ajzen, 1991). Thái độ được giả thuyết là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi tiêu dùng (Olsen, 2004). Thái độ được định nghĩa là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể (chẳng hạn quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm) với một số mức độ cảm nhận lợi ích của sản phẩm, thích-không thích, thỏa mãn- không thỏa mãn và phân cực tốt- xấu (Eagly & Chaiken, 1993). Như vậy, đối với với các sản phẩm bảo hiểm, thái độ của NTD được hiểu là đánh giá về các lợi ích, sự hữu ích... thích thú của họ mang tính chất ủng hộ hay phản đối việc mua các sản phẩm bảo hiểm. Nếu NTD đánh giá rằng việc tham gia BHXH tự nguyện là hữu ích đối với họ, thì theo lô gic của lý thuyết TRA và TPB, mức độ quan tâm đối với tham gia BHXH tự nguyện sẽ mạnh hơn.

Từ những cơ sở trên ta có giả thuyết đầu tiên:

Giả thuyết H1 – “Thái độ đối với việc tham gia” tác động dương lên ý định

tham gia BHXH

b) Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội liên quan đến áp lực chung của xã hội để thể hiện hay không thực hiện hành vi (Ajzen,1991). Những người ảnh hưởng đến ý định mua của NTD phụ thuộc vào hai điều: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối hay ủng hộ của những người có ảnh hưởng đối với việc mua sản phẩm của NTD và (2) động cơ của NTD làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng này (Fishbein và Ajzen, 1975).

Thái độ phản đối của những người ảnh hưởng càng mạnh và NTD càng gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả năng NTD điều chỉnh ý định tham gia dịch vụ của mình. Và ngược lại, mức độ ưa thích của NTD đối với dịch vụ sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được NTD ưa thích cũng ủng hộ việc tham gia dịch vụ này.

Đây chính là chuẩn chủ quan (theo mô hình TRA của Azjen và Fishbein,1975) ảnh hưởng đến ý định của NTD. Để hiểu được ý định tiêu dùng, chúng ta phải đo lường chuẩn chủ quan và chuẩn chủ quan có thể được đo lường một cách trực tiếp thông qua

việc đánh giá cảm xúc của khách hàng về phía những người có liên quan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) nghĩ gì về ý định của họ, những người này thích hay không thích họ tham gia BHXH tự nguyện.

Trong lĩnh vực BHXH tự nguyện thì những cá nhân quan trọng có ảnh hưởng đến việc hình thành ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân có thể là các nhóm bạn, nhóm người quen biết, các đồng nghiệp, những người thân trong gia đình,… thái độ và sự quan tâm của họ đối với loại hình BHXH tự nguyện cũng góp phần ảnh hưởng đến ý định tham gia của người dân với mức độ mạnh yếu khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ và sự quý trọng của khách hàng đối với nhóm người này. Trong một xã hội hiện đại, khi mà càng nhiều người có nhu cầu và tham gia BHXH tự nguyện thì cá nhân sẽ chịu tác động bởi những người xung quanh.

Chính vì lẽ đó, ta có giả thuyết thứ 2:

Giả thuyết H2 – “Ảnh hưởng xã hội” tác động dương lên ý định tham gia BHXH

c) Kiểm soát hành vi

Ajzen (1991) đã tập trung vào khái niệm kiểm soát hành vi được cảm nhận như là niềm tin của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao trong việc thực hiện một hành vi. Một người nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta sở hữu càng nhiều nguồn lực và cơ hội thì người đó cảm thấy càng có ít các cản trở đối với việc thực hiện hành vi và do đó sự kiểm soát hành vi của người đó càng lớn. Ajzen cho rằng các nhân tố kiểm soát có thể là bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức,…) hoặc là bên ngoài người đó (thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác). Như vậy, giả thuyết kiểm soát hành vi đối với việc tham gia BHXH tự nguyện trong nghiên cứu này có xét đến các rào cản về thời gian, mức đóng, kiến thức, … ?” và có liên quan mật thiết đến các yếu tố khác như tuổi tác, thu nhập, sự kỳ vọng của gia đình và hiểu biết về BHXH tự nguyện … Và điều này cũng đồng nghĩa với các khái niệm của các nhân tố khác là đều có ảnh hưởng tích cực đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

Do vậy, ta có tiếp giả thuyết thứ 3:

Giả thuyết H3 – “Kiểm soát hành vi” tác động dương lên ý định tham gia BHXH

1.3.2.2 Các biến số TPB mở rộng

d) Sự tin tưởng

John Gottman, trong cuốn sách mới của mình “The Science of Trust” được xuất bản năm 2011, ông đã thay đổi cách mà hầu hết chúng ta nghĩ về sự tin tưởng. Hầu hết chúng ta tin rằng sự tin tưởng là 1 niềm tin, 1 quan điểm. Nhưng Gottman định nghĩa

lại về“sự tin tưởng như là 1 hành động, không phải những gì bạn hoặc tôi làm, mà là những gì đối tác của chúng ta làm”. J. Gottman phát hiện thấy chúng ta tin tưởng vì

những việc đối tác của chúng ta làm. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, thì sự tin tưởng chính là điều mà người tham gia BHXH tự nguyện luôn cân nhắc. Một khi tham gia, họ luôn muốn nhận được những quyền lợi, những chế độ tốt nhất mà BHXH đem lại cho họ. Chính vì lẽ đó, khi được đáp ứng tốt sự mong đợi thì người tham gia BHXH tự nguyện sẽ cảm thấy hài lòng và sẵn sàng tiếp tục tham gia.

Từ đó, ta có giả thuyết thứ 4:

Giả thuyết H4 – “Sự tin tưởng” tác động dương lên ý định tham gia BHXH

e) Trách nhiệm đạo lý

Đối với người Việt Nam, với truyền thống con cái phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, điều này đã trở thành đạo lý, tập tục, thấm sâu trong tiềm thức mỗi con người Việt Nam. Tuy nhiên, với xã hội ngày càng phát triển thì ngày nay con người đã có sự thay đổi về nhận thức khác đi, có nghĩa là sống có trách nhiệm với bản thân hơn đặc biệt là quan tâm đến việc tiết kiệm, tích lũy khi có thu nhập ổn định để đảm bảo có một nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống khi về già, không phải phụ thuộc vào con cháu và không trở thành gánh nặng cho gia đình. Đối với việc tham gia BHXH tự nguyện, đây là một chính sách góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu rủi ro, có nguồn thu nhập ổn định và được đảm bảo sức khỏe khi về già. Đối với những người có độ tuổi trung niên, đã có gia đình và con cái mà có nguồn thu nhập ổn định, chưa tham gia loại hình bảo hiểm nào thì việc quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện được xem là một quyết định có ý nghĩa với bản thân và thể hiện có trách nhiệm với gia đình và con cái. Olsen (2003) cũng đã chứng tỏ rằng trách nhiệm đạo lý là biến số quan trọng làm gia tăng sự quan tâm của NTD.

Do vậy, ta có giả thuyết thứ 5:

Giả thuyết H5 – “Trách nhiệm đạo lý” tác động dương lên ý định tham gia BHXH

f) Kiến thức về BHXH

Hiểu biết về BHXH tự nguyện và thủ tục thực hiện được xem là một nhân tố quan trọng trong việc giải thích việc lựa chọn tham gia hay không tham gia. Kiến thức là một nguồn lực bên trong có thể được liên kết với một số khía cạnh, từ việc đánh giá chất lượng của sản phẩm, thủ tục thưc hiện giản đơn hay phức tạp…. Trong xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người càng đa dạng và phong phú, khả năng rủi

ro xã hội càng có chiều hướng gia tăng do đó nhu cầu cần được bảo hiểm ngày trở nên cấp thiết, người dân đã ý thức được sự cần thiết của các loại hình bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro khi gặp phải những biến cố bất ngờ trong cuộc sống cũng như tính ổn định ở tuổi già. Tuy nhiên, sự hiểu biết về BHXH tự nguyện vẫn còn nhiều hạn chế, khiến người dân ngần ngại trước khi quyết định tham gia, có thể kể ra đây một vài yếu tố chủ yếu như: mức phí, thủ tục, quyền lợi, các điều khoản hợp đồng không rõ ràng và gây hoang mang, khó hiểu cho người dân. Điều kiện hưởng chế độ chưa thực sự hấp dẫn, không như ý muốn… Theo Đồng Quốc Đạt, (2009), người lao động trong khu vực phi chính thức thường thiếu hiểu biết và không có thông tin về chính sách, chế độ BHXH, không có tổ chức đảm bảo cho việc tham gia BHXH, không muốn tham gia vì chưa tin tưởng vào hoạt động BHXH hoặc việc thanh toán chế độ BHXH phức tạp. Mặt khác, theo Lê Thị Hương Giang,(2010), luận văn thạc sĩ:”Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô: Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Nha Trang” thì hiểu biết về bảo hiểm cũng là một nhân tố tác động đến ý định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô. Chính vì thế, những hiểu biết về BHXH tự nguyện cũng là một nhân tố gợi mở cho tác giả trong mô hình nghiên cứu sự quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Với giả thuyết rằng mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện của người dân càng tốt thì thì ý định tham gia BHXH tự nguyện càng tăng.

Từ đó, ta có tiếp giả thuyết thứ 6:

Giả thuyết H6 – “Kiến thức về BHXH” tác động dương lên ý định tham gia BHXH

g) Thu nhập

Thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra. Loại thu nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng,...) ( Wikipedia).

Horng và Chang (2007) chứng tỏ rằng thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm phi nhân thọ của một cá nhân. Theo Đổng Quốc Đạt (2008) khẳng định: thu nhập là một trong những điều kiện quyết định cho việc tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức, thu nhập là nhân tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân. Mức thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu ổn định cuộc sống khi về già, khi thu nhập cao hơn họ càng muốn tham gia bảo BHXH tự nguyện nhất là những người có thu nhập trung bình. Bởi vì, nếu một người đã có thu nhập cao tức là những các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, các nhu

cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, vì thế họ chủ quan hơn, ít quan tâm hơn đến nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện. Mặt khác, khi có thu nhập thấp con người phải lo đảm bảo cuộc sống hàng ngày do vậy ít quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Vì thế trong nghiên cứu này những người có thu nhập trung bình được kỳ vọng có sự quan tâm cao nhất trong việc tìm hiểu để tham gia BHXH tự nguyện.

Do vậy, ta có tiếp giả thuyết thứ 7:

Giả thuyết H7 – “Thu nhập” tác động dương lên ý định tham gia BHXH

h) Truyền thông

Truyền thông giữ vai trò như hoạt động quảng bá trong marketing hướng đến việc nhận biết, gia tăng sự quan tâm của NTD, gia tăng tiêu dùng… (Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 2012). Hoạt động truyền thông về BHXH tự nguyện, với sự hỗ trợ của sự phát triển công nghệ thông tin của Nhà nước hiện nay đang rất mạnh mẽ hướng đến mọi người dân trong nước. Vì thế, nghiên cứu này kỳ vọng rằng truyền thông về BHXH tự nguyện sẽ làm gia tăng sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

Theo Đặng Thị Ngọc Diễm (2010), yếu tố truyền thông đã tác động đến việc tiếp cận và sử dụng BHYT tự nguyện của người dân hiện nay. Mặt khác, qua phỏng vấn thử các chuyên gia, thảo luận nhóm với một số NLĐ trong khu vực phi chính thức thì họ đều cho rằng yếu tố truyền thông là cần thiết. Vì theo họ thì truyền thông sẽ giúp mang thông tin đến với đại đa số người dân để từ đó họ nâng cao nhận thức, hiểu được tính ưu việc của chính sách BHXH tự nguyện nói riêng và những chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung.

Ta có giả thuyết thứ 8:

Giả thuyết H8 – “Truyền thông” tác động dương lên ý định tham gia BHXH

i) Sự quan tâm sức khỏe khi về già

Sự quan tâm sức khỏe và cuộc sống về già dẫn đến gia tăng ý thức đối với việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có lợi cho sức khỏe trong hiện tại cũng như tương lai, điều này phù hợp với các khuyến cáo của các tổ chức sức khỏe trên thế giới cũng như các nghiên cứu của Tổ chức Lao động thế giới. Theo Olsen (2003) sự quan tâm đến một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được xác định bởi sự quan tâm sức khỏe và cuộc sống của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cách tiếp cận ở đây giới hạn sự quan tâm trong phạm vi đối với các sản phẩm, dịch vụ là BHXH tự nguyện, và bao phủ ý nghĩa tổng quát về khái niệm quan tâm lâu dài đối với sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta thường thấy trong tác phẩm hành vi tiêu dùng (Olsen, 2003).

Ý thức sức khỏe cao dẫn đến sự quan tâm cao đối với việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có lợi cho sức khỏe trong hiện tại cũng như tương lai, điều này phù hợp với các khuyến cáo của các tổ chức sức khỏe trên thế giới cũng như các nghiên cứu của Tổ chức Lao động thế giới. Ý thức sức khỏe cũng đã được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHXH tự nguyện (Trương Thị Phượng, 2012). Từ đó ta có giả thuyết thứ 9:

Giả thuyết H9 – “Sự quan tâm sức khỏe khi về già” tác động dương lên ý định

tham gia BHXH

j) Cảm nhận rủi ro

Nhận thức sự rủi ro là sự đánh giá chủ quan về khả năng xảy ra một sự cố tiêu cực (Lund và Rundmo, 2009; Lennart, Moen và Rundmo, 2004). Rủi ro cảm nhận là một cấu trúc khái niệm đa chiều liên quan đến các khía cạnh thực hiện không đảm bảo về chức năng, mất mát về tài chính, tâm lý và xã hội liên quan đến mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, cảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện là sự lo sợ mất mát nguồn tài chính, sự chưa tin tưởng vào tổ chức quản lý... Rủi ro cảm nhận được tìm thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt khác nhau của sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện (Hong và Chang, 2007).

Cảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện là sự lo sợ mất mát nguồn tài chính, sự chưa tin tưởng vào tổ chức quản lý... Rủi ro cảm nhận được tìm thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt khác nhau của sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

Từ đó ta có giả thuyết cuối cùng:

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu về BHXH thành phố Rạch Giá

Tên đầy đủ: Bảo hiểm xã hội thành phố Rạch Giá

Địa chỉ: 76 Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Điện thoại: 077.3869 115 - 077.3941 836

Hình thức pháp lý: là cơ quan sự nghiệp nhà nước Email: rachgia.bhxh@gmail.com

1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, hoạt động của BHXH nhằm mục đích vì an sinh xã hội, vì cuộc sống yên lành, vì hạnh phúc chung của người lao động, vì sự an toàn và ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại thành phố rạch giá (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)