Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát hội tụ thành 05 nhân tố với các trọng số đều lớn hơn 0.5 và các biến đều cùng đo lường các nhân tố
theo như giả thuyết xây dựng ban đầu. Tuy nhiên trong quá trình phân tích EFA, biến " Kiểm soát hành vi" và biến “Thu nhập” đã bị loại bỏ; biến “Thu nhập” bị loại bỏ. Biến “Sự tin tưởng” được gom chung vào “Trách nhiệm đạo lý”, “Truyền thông” được gom chung vào “Kiến thức về BHXH”, “Quan tâm sức khỏe khi về già” được gom chung vào “Cảm nhận rủi ro”. Vì vậy chỉ còn 05 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến
ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại TP. Rạch Giá. Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (factor loading) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Vì vậy, tất cả các biến quan sát trên đều được giữ lại cho bước phân tích tiếp theo. Các nhóm nhân tố được đặt tên như sau:
Nhân tố “Thái độ đối với việc tham gia” gồm 03 biến: TD1, TD2, TD4. Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” gồm 03 biến: AH2, AH3, AH4.
Nhân tố “Sự tin tưởng và trách nhiệm đạo lý” gồm 05 biến: TiT1, TiT3, TrN1,
TrN2, TrN3.
Nhân tố “Truyền thông và kiến thức” gồm 06 biến: TrT1, TrT2, TrT3, KT1, KT2, KT4. Nhân tố “Quan tâm sức khỏe và cảm nhận rủi ro” gồm 03 biến: QT2, QT3, RR1.
Hình 3.9. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Thái độ đối với việc tham gia
Ảnh hưởng xã hội
Sự tin tưởng và trách nhiệm đạo lý
Truyền thông và kiến thức
Quan tâm sức khỏe và cảm nhận rủi ro
Ý định tham gia BHXH tự
Giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh:
Giả thuyết K1: “Thái độ đối với việc tham gia” tác động dương lên ý định tham
gia BHXH tự nguyện.
Giả thuyết K2: “Ảnh hưởng xã hội” tác động dương lên ý định tham gia BHXH
tự nguyện.
Giả thuyết K3: “Sự tin tưởng và trách nhiệm đạo lý” tác động dương lên ý định
tham gia BHXH tự nguyện.
Giả thuyết K4: “Truyền thông và kiến thức” tác động dương lên ý định tham gia
BHXH tự nguyện.
Giả thuyết K5: “Quan tâm sức khỏe và cảm nhận rủi ro” tác động dương lên ý
định tham gia BHXH tự nguyện.