Hình thành mạng lưới đại lý thu, gia tăng chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại thành phố rạch giá (Trang 87 - 118)

Hiện nay, ngành BHXH chưa có mạng lưới đại lý thu, mạng lưới cộng tác viên tại các cơ sở vì vậy việc hình thành mạng lưới này là rất quan trọng, góp phần làm gia tăng số lượng người lao động quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện và tham gia ngay khi có thể. Đặc biệt, đối với những người buôn bán nhỏ lẻ thì thời gian lớn họ phải lo buôn bán và lo cho gia đình vì vậy nếu có mạng lưới này, sẽ tiếp cận và giải thích trực tiếp tại nơi họ buôn bán hoặc tại hộ gia đình, qua khảo sát đa số họ rất quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện vì họ có công việc và thu nhập ổn định nhưng để bỏ thời gian đến cơ quan BHXH để đăng ký tham gia thì họ không có thời gian, chưa kể họ mất thu nhập trong thời gian đó vì vậy thông qua mạng lưới này họ có thể đăng ký tham gia và đóng tiền ngay, sau đó sẽ được thu định kỳ tại nơi họ buôn bán hoặc sinh sống. Đây là một điểm yếu hiện nay của ngành BHXH, nếu làm được điều này chắc chắn sẽ có nhiều người buôn bán nhỏ lẻ và nhiều đối tượng khác sẽ tham gia BHXH tự nguyện.

Việc gia tăng chất lượng dịch vụ đã được các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay thực hiện rất tốt, tuy nhiên việc gia tăng chất lượng phục vụ ở đây mang tính chất làm tăng thêm sự tin tưởng của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện, từ đó sẽ thu hút thêm nhiều người tham gia góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ cụ thể như sau:

- Việc có được một mạng lưới đại lý thu và cộng tác viên sẽ làm gia tăng chất lượng dịch vụ trong việc tiếp cận và trao đổi cho người tham gia những thông tin mới, quy định mới… muốn vậy, phải đào tạo đội ngũ đại lý thu và cộng tác viên am hiểu chính sách, chuyên nghiệp và có tác phong vì đối tượng phục vụ.

- Về lâu dài có thể hình thành việc đăng ký tham gia và nộp tiền qua hệ thống tin nhắn điện thoại, qua tổng đài đường dây nóng đáp ứng nhu cầu của người tham gia: thay vì phải đến trực tiếp cơ quan BHXH hoặc liên hệ với các đại thu, người tham gia có thể nhắn tin qua điện thoại di động, hoặc gọi vào đường dây nóng để đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Dịch vụ gia tăng này sẽ góp phần đáng kể giảm bớt các thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các đối tượng tham gia. Chỉ cần gọi điện thoại hoặc nhắn tin với cú pháp đơn giản bao gồm các thông tin về số điện thoại liên lạc, tên, địa chỉ gửi đến một số cụ thể nào đó của cơ quan BHXH, việc đăng ký tham gia BHXH tự nguyện sẽ được tự động thực hiện. Trong vòng 24h, cơ quan BHXH sẽ liên hệ lại với khách hàng để xác nhận thông tin và có đội ngũ cộng tác viên sẽ đến tận nơi để lập thủ tục và việc chuyển tiền theo định kỳ sẽ thực hiện bằng chuyển khoản hoặc đóng bằng tiền mặt. Với hình thức thanh toán này, khách hàng sẽ chủ động hơn về mặt thời gian và không gian, có thể đăng ký bất cứ lúc nào và ở đâu.

KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Mục đích của đề tài này là kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn TP. Rạch Giá. Đề tài hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể: Tổng quan các tài liệu về chính sách BHXH, khái quát các tài liệu nghiên cứu về hành vi tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ trong và ngoài nước; Đánh giá thực trạng việc tham gia BHXH tự nguyện và khả năng tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn TP. Rạch Giá trong thời gian qua; Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ trên địa bàn TP. Rạch Giá; tiếp đến đề tài điều tra bằng bảng hỏi để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ lẻ; Kiểm định mô hình lý thuyết và xác định các thành phần ảnh hưởng Ý định tham gia BHXH tự nguyện; và Dựa vào kết quả phân tích và kiểm định, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đề tài đã thực hiện một quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dựa trên mẫu 300 người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn TP. Rạch Giá, đã xây dựng và điều chỉnh thành công các thang đo trên cơ sở dựa vào mô hình hành vi dự định (TPB) với một số biến số mở rộng. Kết quả phân tích đã khẳng định có 05 nhân tố của mô hình nghiên cứu đề xuất đều có ảnh hưởng dương đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, các thang đo lường đều thể hiện tốt các đặc điểm đo lường tâm lý. Độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo các cấu trúc khái niệm đều đạt các mức được đề nghị. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện, nâng cao hơn nữa các nhân tố ảnh hưởng cũng như sự quam tâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ lẻ tại TP. Rạch Giá. Với những kết quả này, đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhưng vẫn có một số hạn chế cần lưu ý. Trước tiên, đề tài chưa khảo sát đối tượng lao động ở những vùng sâu, vùng xa. Vì mỗi ngành nghề, vùng miền khác nhau sẽ có các đặc điểm khác nhau về tính chất công việc, trình độ, nhận thức, tập quán. Hơn nữa, mẫu nghiên cứu của đề tài này dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên độ khái quát hóa của kết quả chưa cao. Căn cứ vào

kết quả nghiên cứu, trong tương lai hướng nghiên cứu là: có thể mở rộng thêm các nhân tố khác để có một mô hình hoàn thiện hơn. Thiết kế mẫu đại diện hơn để có một bức tranh tổng quát hơn về thực trạng BHXH tự nguyện tại TP. Rạch Giá cũng như xác định chính xác hơn cường độ quan hệ giữa các biến. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng nên được kiểm định lại ở các tỉnh thành phố khác nhằm tăng cường độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu và cuối cùng là có thể nghiên cứu Ý định tham gia BHXH tự nguyện ở các nhóm đối tượng khác thuộc khu vực phi chính thức như: cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, người làm nghề tự do.

KIẾN NGHỊ

Để mở rộng hơn nữa đối tượng những người lao động buôn bán nhỏ lẻ tham gia BHXH tự nguyện, ngành BHXH Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ về nhiều mặt thì khả năng tiếp cận với chính sách. Vì vậy, ngành BHXH cần chú trọng và chủ động phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện trên các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để chính sách BHXH TN được đến với người dân để người dân lao động được tiếp cận và hưởng các phúc lợi xã hội khi hết tuổi lao động. Ngành cũng nên tổ chức nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng thống kê đầy đủ thông tin đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước để sửa đổi, bổ sung chính sách BHXH TN phù hợp cho khu vực này như: Mức phí, hình thức đóng BHXH TN, thời gian tối thiểu tham gia BHXH để hưởng lương hưu, các chế độ được hưởng khi tham gia BHXH. Quan trọng hơn, ngành BHXH cần phải ban hành ngay quy chế hoạt động và quản lý đại lý thu BHXH tự nguyện để có được đội ngũ công tác viên sẽ tiếp cận và giải thích trực tiếp tại nơi người lao động buôn bán hoặc tại hộ gia đình, đồng thời có thể thu tiền ngay nếu người lao động tham gia BHXH TN và đây cũng là đội ngũ quản lý, chăm sóc đối tượng trong tương lai. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với ngành BHXH tỉnh Kiên Giang, bên cạnh những kiến nghị

chung cho ngành BHXH Việt Nam như mục trên, ngành BHXH tỉnh cần chú trọng phối hợp với các cơ quan chức năng thống kê cụ thể số lao động trong độ tuổi cần phải tuyên truyền vận động tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo đủ thời gian để được nghỉ hưu khi hết tuổi lao động và tập trung vào đối tượng có thu nhập ổn định như những người buôn bán nhỏ lẻ, điều này hết sức quan trọng vì liên quan đến điều kiện tuổi đời như phân tích ở trên tuổi càng cao thì Ý định càng giảm và thu nhập càng cao thì Ý định càng cao. Đặc biệt, ngành BHXH tỉnh cần chủ động trong việc triển khai chính sách

BHXH tự nguyện đến người dân. Tăng cường công tác, kiểm tra, phối hợp việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố từ đó kịp thời đưa ra những chính sách giải quyết phù hợp, thiết thực với người dân lao động để tạo điều kiện thuân lợi nhất khi họ tham gia BHXH tự nguyện tiến tới BHXH cho mọi người lao động. Muốn vậy, cơ quan BHXH cấp tỉnh cần chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống BHXH các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với ban quản lý chợ xây dựng chuyên mục BHXH tự nguyện trên hệ thống âm thanh của ban quản lý chợ, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH, đội ngũ cán bộ quản lý... theo phong cách hướng phục vụ đối tượng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt huyết và có tâm với nghề nhằm biến chính sách BHXH tự nguyện thành một phương tiện ưa thích của người dân trong việc đảm bảo ASXH cho họ khi hết tuổi lao động.

Thứ hai, đối với Nhà nước, chính sách BHXH tự nguyện cần được xem là một

chiến lược quốc gia nhằm cải thiện phúc lợi cho người dân cao tuổi, và nhất thiết cần phải đưa chỉ tiêu công tác thực hiện chính sách BHXH tự nguyện vào các thống kê, báo cáo, tổng hợp theo kỳ, tháng, quý, năm từ cấp tỉnh xuống cơ sở và phải xem nó là một chỉ tiêu thi đua như các chỉ tiêu kinh tế, xã hội khác. Có như thế mới thể hiện được chính sách BHXH, BHYT là một trụ cột ASXH của đất nước đồng thời qua chỉ tiêu này cũng biết mức độ phát triển cũng như mức đảm bảo ASXH của một vùng, địa phương, một đất nước. Với chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là tiến đến BHXH cho mọi người lao động, hy vọng rằng điều này sẽ đạt được trong thời gian không xa. Cuối cùng, Nhà nước cũng cần chú trọng đến các đối tượng mà khả năng lao động hạn chế và thu nhập của họ không cho phép họ đóng các mức phí BHXH thường xuyên, và vì vậy một chính sách hỗ trợ là cần thiết đối với nhóm đối tượng này để họ có thể hưởng một chế độ phù hợp vừa đủ để đảm bảo cuộc sống ASXH cho họ, đặc biệt khi họ rơi vào cảnh ngộ đơn chiếc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang. (2011 - 2014), báo cáo kết quả hoạt động từ năm

2011 - 2014.

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang, kỷ yếu 15 năm thành lập ngành bảo hiểm xã hội (1995-2010).

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động từ năm 2008-2012.

4. Bộ chính trị, (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, ngày 22/11/2012.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1993), Thuật ngữ lao động, thương binh và xã hội, tập 1, NXB Lao động, Hà Nội.

6. Bộ Lao động thương binh và xã hội (1993), Một số công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

7. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2002), Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi bổ sung), NXB Chính trị quốc gia.

8. Chính phủ (2007), hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH TN, Nghị định số 190/2007/NĐ-CP, ngày 28 tháng 12 năm 2007.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đặng Thị Ngọc Diễm, (2010), “Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận và sử dụng bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân nông thôn hiện nay”, luận văn thạc sĩ 11. Nguyễn Quốc Bình, (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên”, luận

văn thạc sĩ

12. Nguyễn Xuân Cường, (2013),“Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

13. Lê Thị Hương Giang, (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô - Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Nha Trang ”, luận văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Lê Thế Giới, Lê Văn Huy (2006), “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng, số 4,

2/2006, Hà Nội, tr.14-21.

15. Trương Thị Phượng, (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên”, luận văn thạc sĩ.

16. Quốc hội, (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. 17. Bùi Sỹ Tuấn – Đỗ Minh Hải, (2012), Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Tạp chí

Lao động và xã hội (6.2012) “An sinh Xã hội khu vực phi chính thức: Cần xác định bảo hiểm xã hội là lưới quan trọng”.

18. Trần Quốc Toàn, Lê Trường Giang, (2001), “Các giải pháp thực hiện BHXH TN đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu thủ công nghiệp”, luận văn thạc sỹ. 19. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. (2007), Nghiên cứu khoa học Marketing, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

20. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống Kê.

21. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, NXB Thống Kê.

22. Hồ Huy Tựu và Nguyễn Thị Kim Anh, (2004), Sự quan tâm và trung thành đối với các sản phẩm cá.

23. Hồ Huy Tựu, (2004), Mối quan hệ giữa tuổi và sự quan tâm đến thủy sản: vai trò trung gian của cảm nhận tiêu cực, ý thức sức khỏe, kỳ vọng gia đình và kiểm soát hành vi.

24. Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo. (2007). Hành vi tiêu dùng cá: Vai trò của các

nhân tố xã hội. Tạp chí Khoa học và Cộng nghệ Thủy sản, Đại học Nha trang, Số 3,

trang 18 – 28.

25. Hồ Huy Tựu, (2012), quan hệ giữa tuổi và sự quan tâm của người tiêu dùng Nha Trang đối với sản phẩm cá.

26. Hồ Huy Tựu và cộng sự, (2012), Phân tích thái độ và hành vi tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang, đề tài khoa học và công nghệ cấp trường.

27. Nguyễn Xuân Cường, (2013), Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An,

TIẾNG ANH

28. Ajzen, I., (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Process, 50, 179-211.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại thành phố rạch giá (Trang 87 - 118)