không, kiểm định Levene Test về sự bằng nhau của phương sai được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Kết quả kiểm định Leneve (Bảng 3.31) cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.423 (>5%). Nghĩa là các phương sai thu nhập là đồng nhất.
Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.32: giá trị F ứng với mức ý nghĩa Sig. = 0.265 (>5%), có thể khẳng định không có sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện theo thu nhập.
3.8.6. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ theo mục đích tham gia tham gia
Để kiểm định xem ý định tham gia BHXH tự nguyện theo mục đích tham gia có khác nhau không, kiểm định Levene Test về sự bằng nhau của phương sai được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Bảng 3.33. Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia BHXH tự nguyện theo mục đích tham gia
Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa
.028 2 296 .972
Bảng 3.34. ANOVA ý định tham gia BHXH tự nguyện theo mục đích tham gia Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Yếu tố .970 3 .323 .321 .810 Sai số 298.030 296 1.007 Tổng 299.000 299
Kết quả kiểm định Leneve (Bảng 3.33) cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.927 (>5%). Nghĩa là các phương sai thu nhập là đồng nhất.
Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.32: giá trị F ứng với mức ý nghĩa Sig. = 0.810 (>5%), có thể khẳng định không có sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện theo mục đích tham gia.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT 4.1. Tóm lượt kết quả
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại TP. Rạch Giá. Để giải quyết mục tiêu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, lượt khảo các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng nói chung như TRA và TPB (Ajzen, 1991; Fishbein và Ajzen, 1975), lượt khảo và đánh giá một cách tổng quát các nghiên cứu trước đây liên quan đến hành vi người tiêu dùng nói chung (Olsen, 2001; 2003; 2004; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008) và các nghiên cứu về Ý định của người tiêu dùng dưới góc độ một nhân tố động cơ (Hồ Huy Tựu, 2012) và các nghiên cứu trong lĩnh vực bảo hiểm và BHXH nói riêng tại Việt Nam (Bùi Sỹ Tuấn và Đỗ Minh Hải, 2012; Đồng Quốc Đạt, 2008; Lê Thị Hương Giang, 2010; Nguyễn Xuân Cường, 2013; Trương Thị Phượng, 2012).
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành đánh giá thực trạng tình hình lao động thuộc đối tượng nghiên cứu cũng như tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho những người buôn bán nhỏ tại TP. Rạch Giá trong thời gian qua. Từ cơ sở trên tác giả đề xuất một mô hình gồm 10 nhân tố: Thái độ đối với việc tham gia; Ảnh hưởng xã hội; Kiểm soát hành vi; Sự tin tưởng; Trách nhiệm đạo lý; Kiến thức về BHXH; Thu nhập; Truyền thông; Quan tâm sức khỏe khi về già; Cảm nhận rủi ro.
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng một quy trình nghiên cứu định lượng một cách chặt chẽ kết hợp cả nghiên cứu thực trạng, định tính qua phỏng vấn tay đôi và định lượng dựa trên dữ liệu điều tra trên diện rộng và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn tại TP. Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang. Đề tài cũng thực hiện việc đánh giá các thang đo bằng một quy trình phân tích 2 bước: phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích có 05 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại TP. Rạch
Giá (biến " Kiểm soát hành vi" và biến “Thu nhập” đã bị loại bỏ. Biến “Sự tin tưởng” được gom chung vào “Trách nhiệm đạo lý”, “Truyền thông” được gom chung vào “Kiến thức về BHXH”, “Quan tâm sức khỏe khi về già” được gom chung vào “Cảm nhận rủi ro”).
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả 05 nhân tố trong mô hình nghiên cứu điều chỉnh đều tác động có ý nghĩa thống kê lên ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại TP. Rạch Giá. Cũng từ đây, tầm quan trọng của từng biến số
được xác định. Cụ thể, “Sự tin tưởng và trách nhiệm đạo lý” – TiTTrN (β = 0.672) là
yếu tố quan trọng nhất, tác động nhiều nhất đến ý định tham gia BHXH tự nguyện; kế
đến là yếu tố “Truyền thông và kiến thức” – TrTKT (β = 0.533); “Thái độ đối với việc tham gia” – TD (β = 0.466); “Ảnh hưởng xã hội” – AH (β = 0.382); “Quan tâm sức khỏe và cảm nhận rủi ro” - QTRR (β = 0.239). Bất chấp một số kết quả không đúng
như dự định, đề tài này có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn tại địa phương.
4.2. Bàn luận kết quả
4.2.1. Thái độ đối với việc tham gia BHXH
Kết quả nghiên cứu chỉ ra một tác động dương có ý nghĩa của Thái độ lên Ý định tham gia BHXH tự nguyện là phù hợp với cơ sở lý thuyết chung TRA và TPB (Ajzen, 1993; Fishbein và Ajzen, 1975), cũng như phù hợp với đánh giá tổng quan của Olsen (2004) và các phát hiện của tác giả này trong nghiên cứu trước đó (Olsen, 2001). So với một số nghiên cứu tại Việt Nam liên quan, kết quả này cũng tương thích với phát hiện của Hồ Huy Tựu (2012) khẳng định một tác động dương của Thái độ lên Ý định tiêu dùng cá, và đặc biệt với một nghiên cứu gần đây về Sự tham gia BHXH tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Nguyễn Quốc Bình (2013).
Như vậy, chính sự cảm nhận có tính tích cực về các lợi ích của chính sách BHXH tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ lẻ đã làm gia tăng Ý định của họ tham gia vào thực hiện chính sách này. Đây là yếu tố cần được quan tâm trong việc xác định các chính sách thu hút họ tham gia vào hệ thống này. Tuy nhiên, không giống như các bàn luận lý thuyết của các tác giả trong lĩnh vực tâm lý hành vi (Ajzen, 1991; Olsen, 2004) rằng Thái độ là biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến động cơ của người tiêu dùng, trong nghiên cứu này Thái độ chỉ giữ vai trò thứ yếu, và vì vậy việc bao gồm các biến số khác vào mô hình nghiên cứu là xác đáng.
4.2.2. Ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội đã thất bại để dự báo ý định hành vi trong hơn 50% các nghiên cứu như được tóm lược bởi Ajzen (1991). Nghiên cứu này khẳng định một quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa ảnh hưởng xã hội và Ý định tham gia BHXH tự nguyện, một biến số động cơ giống như ý định hành vi (Olsen, 2001). Kết quả này được giải thích bởi chính bối cảnh của nghiên cứu này khi đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, và nghiên cứu này sử dụng các kỳ vọng của gia đình để thay thế cho ảnh hưởng xã hội nói chung. Điều này có các hàm ý trực tiếp và thực tế đối với
những thành viên khác trong gia đình. Cùng sống chung tại nhà, các thành viên gia đình ít nhiều chịu ảnh hưởng của các thành viên khác. Tình huống này làm cho người chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ không chỉ biết lắng nghe các ý kiến trong gia đình về việc tham gia vào BHXH tự nguyện mà còn tích hợp các thái độ của các thành viên khác vào các khía cạnh động cơ của họ (Olsen, 2001).
Tuy nhiên, cũng như Thái độ, mức độ quan trọng của Ảnh hưởng xã hội trong việc giải thích Ý định tham gia BHXH tự nguyện trong nghiên cứu này chỉ giữ vai trò thứ yếu. Điều này là phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực tiêu dùng cá (Olsen, 2001; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008). Vì vậy, việc bao gồm thêm các nhân tố thuộc ảnh hưởng xã hội dưới góc độ là các biến số mở rộng chẳng hạn như Ý thức sức khỏe, Trách nhiệm đạo lý là quan trọng và mang nhiều ý nghĩa lý luận lẫn thực tiễn.
4.2.3. Quan tâm sức khỏe khi về già
Kết quả nghiên cứu chỉ ra một tác động dương có ý nghĩa thống kê của Quan tâm sức khỏe khi về già lên Ý định tham gia BHXH tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn TP. Rạch Giá. Kết quả này đúng với mong muốn của tác giả, và tương đồng với các phát hiện của các nghiên cứu trước đây như Olsen (2003) phát hiện rằng Ý thức sức khỏe làm gia tăng Ý định tiêu dùng sản phẩm cá. Một kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Hồ Huy Tựu (2012) liên quan đến việc tiêu dùng cá của người dân Nha Trang. Vì vậy, cần có sự lý giải hợp lý.
Theo suy luận của tác giả, dưới tác động của truyền thông và các hoạt động tuyên truyền của cơ quan nhà nước, các hộ buôn bán nhỏ lẻ ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có nguồn thu nhập ổn định và khám chữa bệnh với mức chi phí thấp, được chăm sóc sức khỏe (bảo hiểm y tế) khi tuổi già. Vì vậy đối với họ lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện được xem là một hình thức tích lũy lâu dài để đảm bảo cho sức khỏe khi về già có sự ổn định, ít rủi ro hơn một số hình thức tiết kiệm khác như gửi ngân hàng, chơi hụi, mua vàng…Điều này có khác so với Nguyễn Xuân Cường (2013) khi cho rằng Ý định của họ dành nhiều hơn cho các giải pháp khác hơn là tham gia vào hệ thống BHXH tự nguyện. 4.2.4. Trách nhiệm đạo lý
Như kết quả phân tích đã chỉ ra, Trách nhiệm đạo lý đã có một ảnh hưởng dương có ý nghĩa thống kê lên Ý định tham gia BHXH TN. Kết quả này là phù hợp với phát hiện của Olsen (2001) rằng Trách nhiệm đạo lý trong việc chăm sóc con cái và gia
đình làm gia tăng tiêu dùng các sản phẩm tốt cho sức khỏe (ví dụ: cá). Nó cũng phù hợp với xu hướng mở rộng mở hình TPB bằng cách cải thiện sức mạnh dự báo của các nhân tố xã hội trong mô hình (Ajzen, 1991; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008).
Phát hiện này cũng chứa đựng hàm ý rằng những người buôn bán nhỏ lẻ có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm chăm lo cho bản thân khi về già, và bớt phụ thuộc vào con cái như quan điểm truyền thống trước đây, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Điều này cũng gián tiếp khẳng định rằng tham gia BHXH tự nguyện là một giải pháp góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu rủi ro, có nguồn thu nhập ổn định và được đảm bảo sức khỏe khi về già cho các hộ buôn bán nhỏ lẻ. Và đối với họ tham gia BHXH tự nguyện được xem là một quyết định có ý nghĩa với bản thân và thể hiện có trách nhiệm với gia đình và con cái.
4.2.5. Kiến thức về BHXH tự nguyện
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân. Kết quả này phù hợp với các bàn luận và phát hiện trước đây về vai trò của kiến thức người tiêu dùng, đặc biệt khi sản phẩm mang lại những lợi ích lâu dài (Olsen, 2004; Verbeke và Vackier, 2005). Kết quả này cũng tương thích với các nghiên cứu về lĩnh vực bảo hiểm bởi một số nghiên cứu trong nước. Chẳng hạn, Đồng Quốc Đạt (2009) cho rằng người lao động trong khu vực phi chính thức thường thiếu hiểu biết và không có thông tin về chính sách, chế độ BHXH, không có tổ chức đảm bảo cho việc tham gia BHXH, do đó họ không muốn tham gia vào BHXH tự nguyện. Hoặc Lê Thị Hương Giang (2010) thấy rằng hiểu biết về bảo hiểm là một nhân tố tác động tích cực và mạnh đến ý định mua bảo hiểm xe máy tự nguyện. Chính vì thế, những hiểu biết về BHXH tự nguyện cũng là một nhân tố gợi mở cho tác giả trong mô hình nghiên cứu Ý định đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy kết quả này là quan trọng để ủng hộ vai trò của Kiến thức đối với Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân.
Nhân tố kiến thức đã thể hiện là có tác động rất quan trọng đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ. Vì vậy, tăng cường giáo dục các hộ buôn bán nhỏ lẻ về chính sách BHXH tự nguyện và hướng dẫn tận tình cho họ về các thủ tục cũng như các lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện là quan trọng để gia tăng số người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Điều này có lẻ yêu cầu các cơ quan BHXH cần đào tạo những nhân viên “tiếp thị” có kỹ năng, kiến thức và chăm sóc tốt cho “khách hàng” nhằm tư vấn cho người kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn biết về
chính sách, hiểu các lợi ích khi tham gia, liên kết được việc tham gia với những kết quả tích cực cho cuộc sống của họ trong tương lai.
4.2.6. Truyền thông
Có thể nói truyền thông là một trong những điều kiện tồn tại tất yếu của bất kỳ xã hội nào và hình thái lịch sử nào. Thiết nghĩ, để NLĐ tích cực, tự giác hơn trong việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ cần cung cấp những thông tin về quyền lợi thi tham gia BHXH tự nguyện mà trước hết phải giúp họ hiểu được những ý nghĩa, tính nhân văn sâu sắc, tầm quan trọng và vai trò của BHXH tự nguyện đối với cuộc sống của họ khi đang trong độ tuổi lao động cho đến khi hết tuổi lao động. Phải làm cho họ nhìn thấy được những nguy cơ, thách thức mà họ và những người thân có thể gặp phải trong cuộc sống. Chính hoạt động tuyên truyền về BHXH tự nguyện làm cho người dân hiểu rõ hơn về các lợi ích của chính sách, các thủ tục tiến hành và gia tăng sự tin tưởng vào Nhà nước. Kết quả này cũng khá tương thích với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2012) khẳng định vai trò của quảng bá trong việc gia tăng động cơ quay lại một điểm đến du lịch (Nha Trang), củng cố thái độ tích cực đối với điểm đến, và cuối cùng là lan truyền các thông tin tích cực về điểm đến. Kết quả này có được có lẻ cũng vì thời gian gần đây chính sách BHXH tự nguyện được phổ biến rộng khắp trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng ở thành phố Rạch Giá nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
Ngành BHXH tự nguyện tỉnh Kiên Giang có thể tăng cường công tác tuyên truyền trên các trang Web của ngành BHXH, các báo, tạp chí, trên đài truyền hình, đài phát thanh, nhất là hệ thống phát thanh tại các xã, phường, thị trấn. Ngành cũng cần chú ý hơn đến một số công cụ marketing giúp tăng cường hoạt động quảng bá như tuyên truyền trực quan bằng các Pano, áp phích, tờ gấp … có địa chỉ liên hệ, hộp thư điện tử, số điện thoại cần liên hệ. Đồng thời cần tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan để tổ chức tuyên truyền trực tiếp hoặc gián tiếp đến người lao động. Ngành cũng cần phối hợp, kết hợp với ban quản lý chợ tại các trung tâm huyện, thị xã, thành phố hình thành chuyên mục phát định kỳ trên hệ thống âm thanh do ban quản lý chợ quản lý để những người buôn bán nhỏ lẻ - ít có điều kiện biết đến qua những kênh thông tin khác được nắm rõ hơn về quyền lợi được hưởng và tính ưu việt của chính sách khi tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó nhấn mạnh quyền lợi mang lại và được nhà nước triển khai, bảo hộ và không mang tính kinh doanh chỉ mang tính cộng đồng chia sẻ góp phần đảm bảo an sinh xã hội đây là một đặc tính
quan trọng khác với các loại hình bảo hiểm thương mại khác. Một trong những công cụ truyền thông phi chính thức khác ngành cũng cần chú trọng phát huy đó là truyền miệng của người dân về chính sách. Nếu phát huy được vai trò của truyền miệng, nó sẽ là giải pháp quan trong góp phần gia tăng số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Những quan hệ xã hội, những người thân xung quanh sẽ có một tác động rất