Quan tâm sức khỏe khi về già

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại thành phố rạch giá (Trang 82)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra một tác động dương có ý nghĩa thống kê của Quan tâm sức khỏe khi về già lên Ý định tham gia BHXH tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn TP. Rạch Giá. Kết quả này đúng với mong muốn của tác giả, và tương đồng với các phát hiện của các nghiên cứu trước đây như Olsen (2003) phát hiện rằng Ý thức sức khỏe làm gia tăng Ý định tiêu dùng sản phẩm cá. Một kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Hồ Huy Tựu (2012) liên quan đến việc tiêu dùng cá của người dân Nha Trang. Vì vậy, cần có sự lý giải hợp lý.

Theo suy luận của tác giả, dưới tác động của truyền thông và các hoạt động tuyên truyền của cơ quan nhà nước, các hộ buôn bán nhỏ lẻ ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có nguồn thu nhập ổn định và khám chữa bệnh với mức chi phí thấp, được chăm sóc sức khỏe (bảo hiểm y tế) khi tuổi già. Vì vậy đối với họ lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện được xem là một hình thức tích lũy lâu dài để đảm bảo cho sức khỏe khi về già có sự ổn định, ít rủi ro hơn một số hình thức tiết kiệm khác như gửi ngân hàng, chơi hụi, mua vàng…Điều này có khác so với Nguyễn Xuân Cường (2013) khi cho rằng Ý định của họ dành nhiều hơn cho các giải pháp khác hơn là tham gia vào hệ thống BHXH tự nguyện. 4.2.4. Trách nhiệm đạo lý

Như kết quả phân tích đã chỉ ra, Trách nhiệm đạo lý đã có một ảnh hưởng dương có ý nghĩa thống kê lên Ý định tham gia BHXH TN. Kết quả này là phù hợp với phát hiện của Olsen (2001) rằng Trách nhiệm đạo lý trong việc chăm sóc con cái và gia

đình làm gia tăng tiêu dùng các sản phẩm tốt cho sức khỏe (ví dụ: cá). Nó cũng phù hợp với xu hướng mở rộng mở hình TPB bằng cách cải thiện sức mạnh dự báo của các nhân tố xã hội trong mô hình (Ajzen, 1991; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008).

Phát hiện này cũng chứa đựng hàm ý rằng những người buôn bán nhỏ lẻ có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm chăm lo cho bản thân khi về già, và bớt phụ thuộc vào con cái như quan điểm truyền thống trước đây, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Điều này cũng gián tiếp khẳng định rằng tham gia BHXH tự nguyện là một giải pháp góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu rủi ro, có nguồn thu nhập ổn định và được đảm bảo sức khỏe khi về già cho các hộ buôn bán nhỏ lẻ. Và đối với họ tham gia BHXH tự nguyện được xem là một quyết định có ý nghĩa với bản thân và thể hiện có trách nhiệm với gia đình và con cái.

4.2.5. Kiến thức về BHXH tự nguyện

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân. Kết quả này phù hợp với các bàn luận và phát hiện trước đây về vai trò của kiến thức người tiêu dùng, đặc biệt khi sản phẩm mang lại những lợi ích lâu dài (Olsen, 2004; Verbeke và Vackier, 2005). Kết quả này cũng tương thích với các nghiên cứu về lĩnh vực bảo hiểm bởi một số nghiên cứu trong nước. Chẳng hạn, Đồng Quốc Đạt (2009) cho rằng người lao động trong khu vực phi chính thức thường thiếu hiểu biết và không có thông tin về chính sách, chế độ BHXH, không có tổ chức đảm bảo cho việc tham gia BHXH, do đó họ không muốn tham gia vào BHXH tự nguyện. Hoặc Lê Thị Hương Giang (2010) thấy rằng hiểu biết về bảo hiểm là một nhân tố tác động tích cực và mạnh đến ý định mua bảo hiểm xe máy tự nguyện. Chính vì thế, những hiểu biết về BHXH tự nguyện cũng là một nhân tố gợi mở cho tác giả trong mô hình nghiên cứu Ý định đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy kết quả này là quan trọng để ủng hộ vai trò của Kiến thức đối với Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân.

Nhân tố kiến thức đã thể hiện là có tác động rất quan trọng đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ. Vì vậy, tăng cường giáo dục các hộ buôn bán nhỏ lẻ về chính sách BHXH tự nguyện và hướng dẫn tận tình cho họ về các thủ tục cũng như các lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện là quan trọng để gia tăng số người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Điều này có lẻ yêu cầu các cơ quan BHXH cần đào tạo những nhân viên “tiếp thị” có kỹ năng, kiến thức và chăm sóc tốt cho “khách hàng” nhằm tư vấn cho người kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn biết về

chính sách, hiểu các lợi ích khi tham gia, liên kết được việc tham gia với những kết quả tích cực cho cuộc sống của họ trong tương lai.

4.2.6. Truyền thông

Có thể nói truyền thông là một trong những điều kiện tồn tại tất yếu của bất kỳ xã hội nào và hình thái lịch sử nào. Thiết nghĩ, để NLĐ tích cực, tự giác hơn trong việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ cần cung cấp những thông tin về quyền lợi thi tham gia BHXH tự nguyện mà trước hết phải giúp họ hiểu được những ý nghĩa, tính nhân văn sâu sắc, tầm quan trọng và vai trò của BHXH tự nguyện đối với cuộc sống của họ khi đang trong độ tuổi lao động cho đến khi hết tuổi lao động. Phải làm cho họ nhìn thấy được những nguy cơ, thách thức mà họ và những người thân có thể gặp phải trong cuộc sống. Chính hoạt động tuyên truyền về BHXH tự nguyện làm cho người dân hiểu rõ hơn về các lợi ích của chính sách, các thủ tục tiến hành và gia tăng sự tin tưởng vào Nhà nước. Kết quả này cũng khá tương thích với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2012) khẳng định vai trò của quảng bá trong việc gia tăng động cơ quay lại một điểm đến du lịch (Nha Trang), củng cố thái độ tích cực đối với điểm đến, và cuối cùng là lan truyền các thông tin tích cực về điểm đến. Kết quả này có được có lẻ cũng vì thời gian gần đây chính sách BHXH tự nguyện được phổ biến rộng khắp trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng ở thành phố Rạch Giá nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

Ngành BHXH tự nguyện tỉnh Kiên Giang có thể tăng cường công tác tuyên truyền trên các trang Web của ngành BHXH, các báo, tạp chí, trên đài truyền hình, đài phát thanh, nhất là hệ thống phát thanh tại các xã, phường, thị trấn. Ngành cũng cần chú ý hơn đến một số công cụ marketing giúp tăng cường hoạt động quảng bá như tuyên truyền trực quan bằng các Pano, áp phích, tờ gấp … có địa chỉ liên hệ, hộp thư điện tử, số điện thoại cần liên hệ. Đồng thời cần tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan để tổ chức tuyên truyền trực tiếp hoặc gián tiếp đến người lao động. Ngành cũng cần phối hợp, kết hợp với ban quản lý chợ tại các trung tâm huyện, thị xã, thành phố hình thành chuyên mục phát định kỳ trên hệ thống âm thanh do ban quản lý chợ quản lý để những người buôn bán nhỏ lẻ - ít có điều kiện biết đến qua những kênh thông tin khác được nắm rõ hơn về quyền lợi được hưởng và tính ưu việt của chính sách khi tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó nhấn mạnh quyền lợi mang lại và được nhà nước triển khai, bảo hộ và không mang tính kinh doanh chỉ mang tính cộng đồng chia sẻ góp phần đảm bảo an sinh xã hội đây là một đặc tính

quan trọng khác với các loại hình bảo hiểm thương mại khác. Một trong những công cụ truyền thông phi chính thức khác ngành cũng cần chú trọng phát huy đó là truyền miệng của người dân về chính sách. Nếu phát huy được vai trò của truyền miệng, nó sẽ là giải pháp quan trong góp phần gia tăng số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Những quan hệ xã hội, những người thân xung quanh sẽ có một tác động rất lớn đến Ý định của họ. Thật vậy, một khi người thân trong gia đình hoặc những người đã và đang hưởng chế độ BHXH tự nguyện hiểu và nhận thức đầy đủ vấn đề cũng như tính thiết yếu của chính sách BHXH tự nguyện mà Nhà nước ban hành thì họ sẽ trở thành một kênh tuyên truyền hiệu quả đến tận người lao động. Bởi chính họ là người biết cách truyền đạt và diễn giải vấn đề gần gũi nhất đến những người thân của họ. 4.3. Đề xuất hàm ý ứng dụng

Với kết quả khảo sát và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn TP. Rạch Giá, có thể thấy đây là khu vực tiềm năng trong việc vận động, khai thác đối tượng tham gia BHXH tự nguyện mà các cấp, các ngành có liên quan chưa quan tâm đúng mức. Qua nghiên cứu này có thể thấy rằng họ rất quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc sức khỏe khi về già, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cái và rất tin cậy, an tâm khi được nhà nước triển khai và bảo hộ, khác với những loại hình kinh doanh bảo hiểm khác... Và một điều quan trọng là chưa có giải pháp để tập trung khai thác những người có thu nhập ổn định không quá cao cũng không thấp và ở độ tuổi trung niên để đảm bảo có đủ thời gian để được hưởng chế độ khi hết tuổi lao động. Bên cạch đó, vẫn còn nhiều người chưa biết đến chính sách này.

Từ những vấn đề trên, để góp phần phát triển đối tượng người lao động buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Rạch Giá tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới, tác giả đề xuất những giải pháp dưới đây:

4.3.1. Khuyến khích người lao động buôn bán nhỏ lẻ tăng ý định tham gia BHXH tự nguyện tự nguyện

Bằng việc tăng cường “Thái độ đối với việc tham gia” và “Trách nhiệm đạo lý” đến người lao động buôn bán nhỏ lẻ – có nghĩa là làm cho họ nhận thức được rõ hơn về việc cần thiết phải tham gia BHXH tự nguyện thông qua việc tuyên truyền cho họ nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia. Cụ thể:

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các trang Web của ngành BHXH, báo, tạp chí, đài truyền hình, đài phát thanh, nhất là hệ thống phát thanh tại các xã, phường, thị trấn. Đồng thời cần tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có

liên quan để tổ chức tuyên truyền trực tiếp hoặc gián tiếp đến người lao động.

- Phối hợp, kết hợp với ban quản lý chợ tại các trung tâm huyện, thị xã, thành phố hình thành chuyên mục phát định kỳ trên hệ thống âm thanh do ban quản lý chợ quản lý để những người buôn bán nhỏ lẻ - ít có điều kiện biết đến qua những kênh thông tin khác được nắm rõ hơn về quyền lợi được hưởng và tính ưu việt của chính sách khi tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó nhấn mạnh quyền lợi mang lại và được Nhà nước triển khai, bảo hộ và không mang tính kinh doanh, chỉ mang tính cộng đồng chia sẻ góp phần đảm bảo an sinh xã hội đây là một đặc tính quan trọng khác với các loại hình bảo hiểm thương mại khác.

- Cần phát huy vai trò của “truyền miệng”, cũng như gia tăng sự “Ảnh hưởng xã hội” đối với bản thân họ, đây là giải pháp quan trong góp phần gia tăng số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Những quan hệ xã hội, những người thân xung quanh sẽ có một tác động rất lớn đến sự quan tâm của họ. Thật vậy, một khi người thân trong gia đình hoặc những người đã và đang hưởng chế độ BHXH tự nguyện hiểu và nhận thức đầy đủ vấn đề cũng như tính thiết yếu của chính sách BHXH tự nguyện mà Nhà nước ban hành thì họ sẽ trở thành một kênh tuyên truyền hiệu quả. Bởi chính họ là người biết cách truyền đạt và diễn giải vấn đề gần gũi nhất đến những người thân của họ.

- Cần tăng cường việc tuyên truyền trực quan bằng các Pano, áp phích, tờ gấp… có địa chỉ liên hệ, hộp thư điện tử, số điện thoại cần liên hệ.

4.3.2. Giải pháp về mặt chính sách luật pháp về BHXH tự nguyện

Về mức đóng: Nhà nước có thể hỗ trợ một phần mức đóng hoặc nếu đã tham gia thì sẽ được hỗ trợ một phần mức đóng khi tham gia BHXH tự nguyện và ngược lại, điều này sẽ kích thích người lao động tham gia.

Thời gian đóng tiền: theo quy định hiện nay, việc đóng BHXH tự nguyện được thực hiện vào nửa thời gian của các phương thức đóng tháng, quý, sáu tháng. Tuy nhiên, việc quy định như vậy hơi cứng nhắc và chưa linh hoạt đối với một loại hình mang tính tự nguyện. Để linh hoạt hơn nên quy định là chậm nhất ngày cuối cùng của tháng, quý hoặc sáu tháng người lao động phải đóng tiền theo phương thức đã đăng ký. Yêu cầu thời gian tối thiểu đóng BHXH để tạo điều kiện cho người dân tham gia: hiện nay, theo quy định thời gian tối thiểu tham gia BHXH để được hưởng lương hưu là 20 năm và được đóng bù nếu thiếu không quá 5 năm so với quy định đã làm giảm một số lượng lớn người tham gia BHXH tự nguyện. Trong thời gian tới, Nhà nước cần nghiên cứu để có thể giảm thời gian tối thiểu tham gia BHXH và vẫn cho phép đóng bù nếu thời gian còn thiếu.

4.3.3. Hình thành mạng lưới đại lý thu, gia tăng chất lượng dịch vụ

Hiện nay, ngành BHXH chưa có mạng lưới đại lý thu, mạng lưới cộng tác viên tại các cơ sở vì vậy việc hình thành mạng lưới này là rất quan trọng, góp phần làm gia tăng số lượng người lao động quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện và tham gia ngay khi có thể. Đặc biệt, đối với những người buôn bán nhỏ lẻ thì thời gian lớn họ phải lo buôn bán và lo cho gia đình vì vậy nếu có mạng lưới này, sẽ tiếp cận và giải thích trực tiếp tại nơi họ buôn bán hoặc tại hộ gia đình, qua khảo sát đa số họ rất quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện vì họ có công việc và thu nhập ổn định nhưng để bỏ thời gian đến cơ quan BHXH để đăng ký tham gia thì họ không có thời gian, chưa kể họ mất thu nhập trong thời gian đó vì vậy thông qua mạng lưới này họ có thể đăng ký tham gia và đóng tiền ngay, sau đó sẽ được thu định kỳ tại nơi họ buôn bán hoặc sinh sống. Đây là một điểm yếu hiện nay của ngành BHXH, nếu làm được điều này chắc chắn sẽ có nhiều người buôn bán nhỏ lẻ và nhiều đối tượng khác sẽ tham gia BHXH tự nguyện.

Việc gia tăng chất lượng dịch vụ đã được các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay thực hiện rất tốt, tuy nhiên việc gia tăng chất lượng phục vụ ở đây mang tính chất làm tăng thêm sự tin tưởng của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện, từ đó sẽ thu hút thêm nhiều người tham gia góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ cụ thể như sau:

- Việc có được một mạng lưới đại lý thu và cộng tác viên sẽ làm gia tăng chất lượng dịch vụ trong việc tiếp cận và trao đổi cho người tham gia những thông tin mới, quy định mới… muốn vậy, phải đào tạo đội ngũ đại lý thu và cộng tác viên am hiểu chính sách, chuyên nghiệp và có tác phong vì đối tượng phục vụ.

- Về lâu dài có thể hình thành việc đăng ký tham gia và nộp tiền qua hệ thống

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại thành phố rạch giá (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)