Ở trên đã tiến hành thực hiện việc kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA để đánh giá thang đo. Trong phần này ta sẽ dùng tổng các biến đo
lường để phân tích hồi quy tiếp theo. Với các giả định rằng “Thái độ đối với việc tham gia; Ảnh hưởng xã hội; Sự tin tưởng và trách nhiệm đạo lý; Truyền thông và kiến thức; Quan tâm sức khỏe và cảm nhận rủi ro” có tác động dương đến ý định tham gia
BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ trên địa bàn TP. Rạch Giá, hồi quy sẽ được thực hiện bằng phần mềm SPSS theo phương pháp ENTER. Sự giải thích và phân tích các kết quả trong các bảng sẽ được trình bày trong các mục tiếp theo.
a) Sự phù hợp của mô hình hồi quy
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta sử dụng hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Qua bảng 3.21 cho thấy R2 là .430 và R2 điều chỉnh của mô hình là 0.420. So sánh 2 giá trị R2 và R2 điều chỉnh có thể thấy R2 điều chỉnh nhỏ hơn, dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 42%, điều này còn cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là khá chặt chẽ, cả 05 biến số trên góp phần giải thích 42% sự khác biệt của ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ trên địa bàn TP. Rạch Giá.
Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Theo kết quả bảng 3.22, ta thấy kiểm định F có giá trị là 44.351 với Sig. = .000a chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
b) Đánh giá độ phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết
Kết quả phân tích (bảng 3.23) cho thấy các hệ số β đều khác 0 và Sig. < 5%. Điều này chứng tỏ các thành phần trên đều ảnh hưởng đến Ý định tham gia BHXH tự
nguyện. So sánh giá trị của β cho thấy: “Sự tin tưởng và trách nhiệm đạo lý” –
TiTTrN (β = 0.672) là yếu tố quan trọng nhất, tác động nhiều nhất đến ý định tham gia
BHXH tự nguyện; kế đến là yếu tố “Truyền thông và kiến thức” – TrTKT (β = 0.533); “Quan tâm sức khỏe và cảm nhận rủi ro” - QTRR (β = 0.239); “Ảnh hưởng xã hội” – AH (β = 0.382); “Thái độ đối với việc tham gia” – TD (β = 0.466).
Từ đó, phương trình thể hiện ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ trên địa bàn TP. Rạch Giá theo tất cả các biến độc lập là:
YD = 0.672*TiTTrN + 0.533*TrTKT + 0.239*QTRR + 0.382*AH + 0.466*TD Dựa trên kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã đưa
ra. Nhân tố “Sự tin tưởng và trách nhiệm đạo lý” (β = 0.672, Sig. < 5%) là biến số có
hệ số hồi quy lớn nhất. Với β > 0 cho thấy đây là mối quan hệ cùng chiều. Điều này đồng nghĩa là khi người buôn bán nhỏ lẻ có sự tin tưởng và ý thức về trách nhiệm đạo lý càng cao thì ý định tham gia BHXH tự nguyện của họ càng tăng. Vậy giả thuyết này được chấp nhận.
Tiếp theo là nhân tố “Truyền thông và kiến thức” (với β = 0.533, Sig. < 5%) là
biến số có hệ số hồi quy lớn thứ hai. Với β > 0 cho thấy đây là mối quan hệ cùng chiều. Điều này đồng nghĩa là khi người buôn bán nhỏ lẻ hiểu rõ về BHXH tự nguyện và việc thông tin truyền thông về BHXH tự nguyện đến người dân tốt thì ý định tham gia BHXH tự nguyện của họ càng tăng. Vậy giả thuyết này được chấp nhận.
Nhân tố ảnh hưởng thứ ba là “Quan tâm sức khỏe và cảm nhận rủi ro” (β = 0.239,
Sig. < 5%). Với β > 0 cho thấy đây là mối quan hệ cùng chiều. Điều này đồng nghĩa là khi việc người buôn bán càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân và họ cảm nhận được những rủi ro có thể đến với họ trong tương lai thì ý định tham gia BHXH tự nguyện của họ càng tăng. Vậy giả thuyết này được chấp nhận.
Tiếp theo là nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” (β = 0.382, Sig. < 5%). Với β > 0 cho
thấy đây là mối quan hệ cùng chiều. Điều này đồng nghĩa với việc khi mức độ ảnh hưởng từ xã hội đến việc tham gia BHXH tự nguyện càng cao th́ì ý định tham gia của họ sẽ càng tăng. Vậy giả thuyết này được chấp nhận.
Cuối cùng là nhân tố “Thái độ đối với việc tham gia” (β = 0.466, Sig. < 5%). Với
β > 0 cho thấy đây là mối quan hệ cùng chiều. Điều này đồng nghĩa với việc khi thái độ tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ càng nhiều thì ý định tham gia của họ càng tăng. Vậy giả thuyết này được chấp nhận.
Như vậy, cả 05 nhân tố trong mô hình hồi quy điều chỉnh đều có ý nghĩa thống kê. 3.8. Kiểm định sự hài lòng của các tổng thể con
3.8.1. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ theo giới tính Vì giới tính trong nghiên cứu có 2 biến là nam và nữ, do đó sẽ sử dụng kiểm định Vì giới tính trong nghiên cứu có 2 biến là nam và nữ, do đó sẽ sử dụng kiểm định Independent T-Test để kiểm tra xem giữa nam và nữ thì ai sẽ có ý định tham gia BHXH tự nguyện cao hơn.
Bảng 3.24. Kiểm định ý định tham gia BHXH tự nguyện theo giới tính
Kiểm định sự bằng nhau của phương sai
Kiểm định sự bằng nhau của trung bình
95% khoảng tin cậy của sự khác biệt F Mức ý nghĩa t df Mức ý nghĩa (2 đầu) Trung bình sự khác biệt Sai số sự khác biệt
Thấp hơn Cao hơn Phương sai đồng nhất .163 .687 .248 298 .804 .02974164 .11977075 -.20596199 .26544527 YDI NH Phương sai không đồng nhất .245 221.625 .807 .02974164 .12130170 -.20931074 .26879401
Theo kết quả tại bảng 3.24, giá trị Sig. (trong kiểm định Lavene) là 0.687 > 5%, do đó phương sai giữa nam và nữ không khác nhau. Còn trong kiểm định t, thì giá trị Sig. = 0.804 > 5%, nên có thể kết luận không có sự khác biệt về ý định tham gia BHXH tự nguyện giữa nam và nữ.
3.8.2. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ theo độ tuổi Để kiểm định xem ý định tham gia BHXH tự nguyện theo nhóm tuổi có khác nhau Để kiểm định xem ý định tham gia BHXH tự nguyện theo nhóm tuổi có khác nhau không, kiểm định Levene Test về sự bằng nhau của phương sai được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Bảng 3.25. Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia BHXH tự nguyện theo nhóm tuổi Thống kê
Levene df1 df2 Mức ý nghĩa
Bảng 3.26. ANOVA ý định tham gia BHXH tự nguyện theo nhóm tuổi Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Yếu tố 3.261 3 1.087 1.088 .355 Sai số 295.739 296 .999 Tổng 299.000 299
Kết quả kiểm định Leneve (Bảng 3.25) cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.591 (>5%). Nghĩa là các phương sai nhóm tuổi là đồng nhất.
Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.26: giá trị F ứng với mức ý nghĩa Sig. = 0.355 (>5%), có thể khẳng định không có sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện theo nhóm tuổi.
3.8.3. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ theo trình độ Bảng 3.27. Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia BHXH tự nguyện theo trình độ Bảng 3.27. Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia BHXH tự nguyện theo trình độ
Thống kê
Levene df1 df2 Mức ý nghĩa
3.681 3 296 .013
Bảng 3.28. Kết quả kiểm định Kruskal Wallis ý định tham gia BHXH tự nguyện theo trình độ YDINH
Chi bình phương 16.557
df 3
Mức ý nghĩa .001
Để kiểm định xem ý định tham gia BHXH tự nguyện theo trình độ có khác nhau không, kiểm định Levene Test về sự bằng nhau của phương sai được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Kết quả kiểm định Leneve (Bảng 3.27) cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.013 (<5%). Nghĩa là các phương sai nhóm tuổi là không đồng nhất.
Kết quả kiểm định Kruskal Wallis được trình bày trong bảng 3.28: mức ý nghĩa Sig. = 0.001 (<5%), có thể khẳng định có sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện theo trình độ.
3.8.4. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ theo nghề nghiệp Bảng 3.29. Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia BHXH tự nguyện theo Bảng 3.29. Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia BHXH tự nguyện theo
nghề nghiệp
Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa
1.784 3 296 .150
Bảng 3.30. ANOVA ý định tham gia BHXH tự nguyện theo nghề nghiệp Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Yếu tố 1.874 3 .625 .622 .601 Sai số 297.126 296 1.004 Tổng 299.000 299
Để kiểm định xem ý định tham gia BHXH tự nguyện theo nghề nghiệp có khác nhau không, kiểm định Levene Test về sự bằng nhau của phương sai được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Kết quả kiểm định Leneve (Bảng 3.29) cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.150 (>5%). Nghĩa là các phương sai nghề nghiệp là đồng nhất. Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.30: giá trị F ứng với mức ý nghĩa Sig. = 0.601 (>5%), có thể khẳng định không có sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện theo nghề nghiệp.
3.8.5. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ theo thu nhập Bảng 3.31. Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia BHXH tự nguyện theo thu nhập Bảng 3.31. Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia BHXH tự nguyện theo thu nhập
Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa
.992 5 294 .423
Bảng 3.32. ANOVA ý định tham gia BHXH tự nguyện theo nghề nghiệp Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Yếu tố 6.449 5 1.290 1.296 .265 Sai số 292.551 294 .995 Tổng 299.000 299
Để kiểm định xem ý định tham gia BHXH tự nguyện theo thu nhập có khác nhau không, kiểm định Levene Test về sự bằng nhau của phương sai được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Kết quả kiểm định Leneve (Bảng 3.31) cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.423 (>5%). Nghĩa là các phương sai thu nhập là đồng nhất.
Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.32: giá trị F ứng với mức ý nghĩa Sig. = 0.265 (>5%), có thể khẳng định không có sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện theo thu nhập.
3.8.6. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ theo mục đích tham gia tham gia
Để kiểm định xem ý định tham gia BHXH tự nguyện theo mục đích tham gia có khác nhau không, kiểm định Levene Test về sự bằng nhau của phương sai được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Bảng 3.33. Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia BHXH tự nguyện theo mục đích tham gia
Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa
.028 2 296 .972
Bảng 3.34. ANOVA ý định tham gia BHXH tự nguyện theo mục đích tham gia Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Yếu tố .970 3 .323 .321 .810 Sai số 298.030 296 1.007 Tổng 299.000 299
Kết quả kiểm định Leneve (Bảng 3.33) cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.927 (>5%). Nghĩa là các phương sai thu nhập là đồng nhất.
Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.32: giá trị F ứng với mức ý nghĩa Sig. = 0.810 (>5%), có thể khẳng định không có sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện theo mục đích tham gia.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT 4.1. Tóm lượt kết quả
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại TP. Rạch Giá. Để giải quyết mục tiêu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, lượt khảo các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng nói chung như TRA và TPB (Ajzen, 1991; Fishbein và Ajzen, 1975), lượt khảo và đánh giá một cách tổng quát các nghiên cứu trước đây liên quan đến hành vi người tiêu dùng nói chung (Olsen, 2001; 2003; 2004; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008) và các nghiên cứu về Ý định của người tiêu dùng dưới góc độ một nhân tố động cơ (Hồ Huy Tựu, 2012) và các nghiên cứu trong lĩnh vực bảo hiểm và BHXH nói riêng tại Việt Nam (Bùi Sỹ Tuấn và Đỗ Minh Hải, 2012; Đồng Quốc Đạt, 2008; Lê Thị Hương Giang, 2010; Nguyễn Xuân Cường, 2013; Trương Thị Phượng, 2012).
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành đánh giá thực trạng tình hình lao động thuộc đối tượng nghiên cứu cũng như tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho những người buôn bán nhỏ tại TP. Rạch Giá trong thời gian qua. Từ cơ sở trên tác giả đề xuất một mô hình gồm 10 nhân tố: Thái độ đối với việc tham gia; Ảnh hưởng xã hội; Kiểm soát hành vi; Sự tin tưởng; Trách nhiệm đạo lý; Kiến thức về BHXH; Thu nhập; Truyền thông; Quan tâm sức khỏe khi về già; Cảm nhận rủi ro.
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng một quy trình nghiên cứu định lượng một cách chặt chẽ kết hợp cả nghiên cứu thực trạng, định tính qua phỏng vấn tay đôi và định lượng dựa trên dữ liệu điều tra trên diện rộng và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn tại TP. Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang. Đề tài cũng thực hiện việc đánh giá các thang đo bằng một quy trình phân tích 2 bước: phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích có 05 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại TP. Rạch
Giá (biến " Kiểm soát hành vi" và biến “Thu nhập” đã bị loại bỏ. Biến “Sự tin tưởng” được gom chung vào “Trách nhiệm đạo lý”, “Truyền thông” được gom chung vào “Kiến thức về BHXH”, “Quan tâm sức khỏe khi về già” được gom chung vào “Cảm nhận rủi ro”).
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả 05 nhân tố trong mô hình nghiên cứu điều chỉnh đều tác động có ý nghĩa thống kê lên ý định tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ tại TP. Rạch Giá. Cũng từ đây, tầm quan trọng của từng biến số
được xác định. Cụ thể, “Sự tin tưởng và trách nhiệm đạo lý” – TiTTrN (β = 0.672) là
yếu tố quan trọng nhất, tác động nhiều nhất đến ý định tham gia BHXH tự nguyện; kế
đến là yếu tố “Truyền thông và kiến thức” – TrTKT (β = 0.533); “Thái độ đối với việc tham gia” – TD (β = 0.466); “Ảnh hưởng xã hội” – AH (β = 0.382); “Quan tâm sức khỏe và cảm nhận rủi ro” - QTRR (β = 0.239). Bất chấp một số kết quả không đúng
như dự định, đề tài này có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn tại địa phương.
4.2. Bàn luận kết quả
4.2.1. Thái độ đối với việc tham gia BHXH
Kết quả nghiên cứu chỉ ra một tác động dương có ý nghĩa của Thái độ lên Ý định tham gia BHXH tự nguyện là phù hợp với cơ sở lý thuyết chung TRA và TPB (Ajzen, 1993; Fishbein và Ajzen, 1975), cũng như phù hợp với đánh giá tổng quan của Olsen (2004) và các phát hiện của tác giả này trong nghiên cứu trước đó (Olsen, 2001). So với một số nghiên cứu tại Việt Nam liên quan, kết quả này cũng tương thích với phát hiện của Hồ Huy Tựu (2012) khẳng định một tác động dương của Thái độ lên Ý định tiêu dùng cá, và đặc biệt với một nghiên cứu gần đây về Sự tham gia BHXH tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Nguyễn Quốc Bình (2013).
Như vậy, chính sự cảm nhận có tính tích cực về các lợi ích của chính sách BHXH tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ lẻ đã làm gia tăng Ý định của họ tham gia vào thực hiện chính sách này. Đây là yếu tố cần được quan tâm trong việc xác định các chính sách thu hút họ tham gia vào hệ thống này. Tuy nhiên, không giống như các bàn luận lý thuyết của các tác giả trong lĩnh vực tâm lý hành vi (Ajzen, 1991; Olsen, 2004) rằng Thái độ là biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến động cơ của người tiêu dùng, trong