Đối với các dự án đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 45 - 46)

II. thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch và đầu tư

2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch và đầu tư

2.2.1. Đối với các dự án đầu tư trong nước

Theo quy định những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư phải được thẩm định. Việc thẩm định DAĐT phải do cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện (đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng) chủ đầu tư có trách nhiệm trình BCKT tới người có thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư.

* Công tác thẩm định DAĐT trong nước được quy định tại Điều 27 Nghị định 52/ 1999/ NĐ -CP, ngày 8/ 7/1999 của Chính phủ. Theo đó các DAĐT trong nước phải được thẩm định về các mặt sau:

- Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.

- Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có)

- Các ưu đãi hỗ trợ của Nhà nước mà DAĐT có thể được hưởng theo quy chế chung.

- Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng.

- Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư.

- Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.

- Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án. - Phương án vay trả nợ vốn vay.

* Tuỳ theo từng dự án, công tác thẩm định được tiến hành theo các cách khác nhau, theo quy định tại điều 12, NĐ 52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, quá trình chuẩn bị đầu tư được phân theo ba loại dự án:

- Đối với dự án nhóm A, chủ đầu tư phải tổ chức lập BCTKT, nếu dự án đã được quốc hội hoặc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì chỉ cần lập BCKT.

- Đối với dự án nhóm B chủ đầu tư phải tổ chức lập BCKT, nếu thấy cần thiết phải lập BCTKT thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét thẩm định.

- Đối với các dự án nhóm C có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng, các dự án sửa chữa bảo từ bằng vốn sự nghiệp, các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được Bộ quản lý ngành phê duyệt trên cơ sở phù hợp với quy hoạch ngành vùng hoặc kế hoạch trung và dài hạn, thì không phải lập BCKT mà chỉ phải lập báo cáo đầu tư. Các dự án có vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng chủ đầu tư phải tổ chức lập BCKT.

Sau khi chủ đầu tư lập BCTKT hoặc BCKT hoặc báo cáo đầu tư, tiến hành đến cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, để tiến hành tổ chức thẩm định. Văn phòng thẩm định xem xét tính đầy đủ, tính hợp pháp của hồ sơ dự án và tiến hành thẩm định.

Nội dung BCTKT được quy định tại Điều 23, Nghị định 52/1999/NĐ - CP. Nội dung BCKT được quy định tại Điều 24, Nghị định 52/1999/NĐ - CP. Nội dung báo cáo đầu tư được quy định tại thông tư 06/1999/ TT - BKH, ngày 24/11/1999 và thông tư số 07/2000/ TT - BKH ngày 03/ 07/ 2000 của Bộ KH & ĐT.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 45 - 46)