Thẩm định khái quát về dự án

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 56 - 58)

II. thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch và đầu tư

2. Phần thẩm định của Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư

2.1. Thẩm định khái quát về dự án

Tên dự án: Dự án phát triển nông thôn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Chủ dự án: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Địa bàn thực hiện dự án: huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian thực hiện dự án: 4 năm, từ năm 1999 đến năm 2003. Nội dung của dự án: gồm 4 hợp phần sau đây:

a. Hợp phần xây dựng thể chế và góp phần vào việc đối thoại về chính sách, gồm các tiểu dự án:

của người dân trong một môi trường tự do. Hoạch định chương trình, dự án, quản lý, thực hiện, giám sát và đánh giá, các cách tiếp cận và kỹ càng giao tiếp, thông tin. Phát triển liên tục các công cụ và thực tế quản lý, kết hợp với phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng.

- Phổ biến và góp phần vào việc đối thoại về chính sách: Nghiên cứu và phát triển các biện pháp thích hợp, tăng cường phổ biến và trao đổi giữa các bên. Thiết lập một kênh trao đổi thông tin hai chiều.

b. Hợp phần tăng thu nhập của người nông dân, gồm:

- Phát triển sản xuất nông nghiệp: khuyến khích đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển các loại cây trồng có giá trị cao như: các loại hoa, rau, các loại cây ăn quả và chăn nuôi. Tổ chức lại phương thức thực hiện khuyến nông. Các hoạt động khuyến nông phải vươn tới những người nghèo và phụ nữ nông thôn. Chuyển giao kỹ thuật về lĩnh vực nông và lâm nghiệp. Phát triển nuôi trồng thủy sản, mở rộng phương thức đánh bắt cá xa bờ, phát triển nuôi tằm nhằm tăng năng suất trong nông nghiệp.

- Tăng thu nhập phi nông nghiệp: Khai thác các cơ hội tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Phát triển các dịch vụ tài chính, tiếp thị và phát triển các ngành thủ công truyền thống.

- Cung cấp tín dụng: Dự án sẽ dành một khoản kinh phí nhất định là quỹ tín dụng phục vụ người nghèo, với sự kết hợp của các cơ quan Ngân hàng phát triển nông nghiệp, Ngân hàng phục vụ người nghèo và Hội liên hiệp phụ nữ địa phương.

c. Hợp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, gồm:

- Xây dựng thủy lợi, tiêu úng, chống lũ: Nghiên cứu và thiết kế các công trình nhằm xây dựng các hệ thống tưới tiêu và ngăn lũ.

- Xây dựng các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã: Ưu tiên xây dựng và sửa chữa các tuyến đường liên thôn, liên xã và được cụ thể hoá bằng các bước tiến hành.

- Xây dựng các cơ sở hạ tầng khác: thực hiện điện khí hoá nông thôn, xây dựng trường học và các cơ sở y tế.

- Chống cát bay, ổn định và phục hồi các đụn cát tại các vùng đất cằn cỗi ven biển. Ngăn chặn nạn xâm thực ven biển.

- Cải thiện việc phòng chống lũ lụt và hệ thống tiêu úng trong huyện, giảm nguy cơ đe doạ sức khoẻ và sự xuống cấp tầng đất mặt và dải ven biển.

- Chống nhiễm mặn của đất khô cằn.

- Cải thiện việc cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. - Chống ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản.

- Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng và bảo vệ rừng.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu độc hại cho môi trường.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 56 - 58)