II. thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch và đầu tư
2. Phần thẩm định của Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư
2.2. Thẩm định mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án là thực hiện xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và nâng cao năng lực cho người dân ở nông thôn. Cụ thể là:
- Tăng sự tham gia tích cực của người dân. - Tăng sản lượng nông nghiệp.
- Tăng thu nhập phi nông nghiệp. - Cải thiện cơ sở hạ tầng.
- Cải thiện và bảo vệ môi trường.
- Nâng cao năng lực thể chế của nhân dân.
Căn cứ vào chính sách chung phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong đó mối quan tâm lớn nhất hiện nay để cải cách hơn nữa nền kinh tế đất nước tập trung vào ba vấn đề lớn sau: (1) Tăng cường khả năng kinh tế để chống chọi với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. (2) Bảo đảm việc cải thiện điều kiện sống cho người dân về lâu dài và (3) Đạt mức sung túc về kinh tế một cách cân bằng - bền vững về mặt môi trường - trên bình diện cả nước, đặc biệt bao gồm cả vùng nông thôn. Việt Nam đang đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn đe doạ những thành tựu trước đây. Tình hình này đã gây nên mối lo ngại về việc tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội.
Tháng 11 năm 1997, Chính phủ Việt Nam đã công bố 7 lĩnh vực cần ưu tiên giải quyết trong thời gian tới là:
• Cải thiện việc quản lý kinh tế và tăng tính cạnh tranh. • Củng cố hệ thống tài chính.
• Tăng sản lượng thông qua cơ sở hạ tầng.
• Thúc đẩy phát triển nông thôn và tăng cường bảo vệ môi trường. • Đầu tư con người và thúc đẩy công bằng xã hội.
• Cải tiến việc quản lý hành chính, tính công khai và sự tham gia của người dân.
Chiến lược phát triển của Chính phủ Phần Lan:
Chính phủ Phần Lan đặt ưu tiên hợp tác với các nhóm dân cư nghèo khó nhất tại các quốc gia kém phát triển và đang phát triển lên hàng đầu nhằm ngăn chặn tình trạng bị nền kinh tế thế giới bỏ quên trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Phần Lan quan niệm rằng tăng trưởng kinh tế không thôi vẫn chưa đủ để xoá đói giảm nghèo mà còn đòi hỏi quá trình quyết định dân chủ, cơ chế chính trị xã hội tăng cường sự công bằng và an ninh xã hội phù hợp với điều kiện địa phương đảm bảo ngày càng phân phối công bằng hơn thu nhập và ngăn chặn tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội của những nước được coi là thất thế nhất trong xã hội. Chiến lược chung chi phối việc hỗ trợ của Phần Lan cho các nước đang phát triển nhấn mạnh vào việc xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và tăng cường sự tham gia của cộng đồng, dân chủ, công bằng và quản lý hiệu quả. Các dịch vụ y tế và giáo dục cơ bản, an toàn lương thực và sự tham gia của phụ nữ được xem là những lĩnh vực ưu tiên nhằm huy động tối đa tính hiệu quả của hoạt động xóa đói giảm nghèo.
Chiến lược của Chính phủ Việt Nam về phát triển nông thôn:
Chính phủ Việt Nam đã công bố ý định tái hoạch định chương trình phát triển nông thôn và đã phác hoạ chiến lược cho nông thôn. Quyết định này xuất phát từ quan điểm khu vực nông thôn gắn liền với nền nông nghiệp dễ lao động do giá cả thị trường quyết định, nông dân có quyền về đất đai và trong việc lựa chọn cây trồng, được vay vốn để sản xuất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp cũng như được tiếp cận với các dịch vụ khác do khu vực tư nhân và Nhà nước đem lại. Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và cơ hội cho hoạt động dịch vụ của các hộ gia đình ở nông thôn giúp người dân có thể tiếp tục sinh sống ở nông thôn mà không cần phải di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Trên quan điểm này, vai trò của Chính phủ là xây dựng những chính sách khuyến khích để có sự tham gia rộng rãi hơn của các cá nhân và các công ty tư nhân đồng thời cung cấp
nguồn lực từ hệ thống công đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng đối với các điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật ở nông thôn.
Để đạt được những mục tiêu đó, Chiến lược phát triển nông thôn được đề nghị bao gồm những mục tiêu và lĩnh vực hoạt động sau:
• Tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập, chuyển từ tự cấp tự túc sang an toàn lương thực.
• Kích thích ngành nghề phụ phi nông nghiệp, khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp nông thôn.
• Quản lý tài nguyên thiên nhiên, cân đối lĩnh vực ưu tiên, xây dựng thể chế và sự tham gia của cộng đồng địa phương.
• Đổi mới chính sách đất đai, giao quyền sử dụng đất ổn định và được phép chuyển nhượng.
• Tạo sự ổn định cho tài chính nông thôn, xoá bỏ các rào cản đối với cải cách tài chính.
• Mở rộng các dịch vụ xã hội và hạ tầng nông thôn, cải tiến việc phân phối theo ngành và cân đối về địa bàn trong đầu tư công cộng.
• Đối với tình trạng nghèo đói cố hữu, nhắm vào vùng cao đang tụt hậu. Như vậy, mục tiêu của dự án là phù hợp với chiến lược chung phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam và chính sách ưu tiên của Chính phủ nước tài trợ vốn.