Những vấn đề còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 75 - 77)

III. đánh giá chung về công tác thẩm định tại văn phòng thẩm định bộ kh & cn

3. Những vấn đề còn tồn tạ

Bên cạnh những thành tích đạt được, công tác thẩm định dự án đầu tư tại Văn phòng thẩm định vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần phải giải quyết. Cụ thể:

3.1. Về quy trình thẩm định

Mặc dù Chính phủ đã tiến hành sửa đổi, bổ sung nhưng đến nay quy trình thẩm định vẫn còn khá nhiều điểm phức tạp, chồng chéo, tốn nhiều thời gian. Cụ thể Văn phòng thẩm định là nơi tiến hành xem xét thẩm định nhưng lại không được trực tiếp nhận hồ sơ mà lại phải thông qua khâu trung gian đó là: Văn phòng Bộ đối với các DAĐT trong nước, Vụ Đầu tư nước ngoài đối với các

DAĐT trực tiếp nước ngoài phòng thẩm định có công văn yêu cầu bổ sung hồ sơ khi hồ sơ dự án còn thiếu lại được chủ đầu tư chuyển đến văn phòng Bộ rồi mới lại chuyển đến cơ quan thẩm định đây là một bất cập trong quy trình thẩm định ngay ở khâu đầu tiên đó là khâu tiếp nhận hồ sơ dự án để xem xét. Thêm vào đó là công việc thẩm định DAĐT được chia ra thành hai công đoạn ở hai bộ phận khác nhau đã gây khó khăn cho Văn phòng khi xem xét dự án điều này được thể hiện: Các Vụ, Văn phòng sau khi tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định sơ bộ và các điều kiện pháp lý rồi mới chuyển sang Văn phòng thẩm định để hoàn tất phần cuối của quá trình thẩm định.

Quy trình thẩm định chặt chẽ nhưng quá rắc rối, đôi khi đã làm cho các bộ thẩm định dự án bị động trong khi xem xét dự án theo đúng từng bước, đúng theo từng chi tiết của quy trình. Như đã biết việc phải trải qua quá nhiều khâu trung gian thì vô hình chung làm cho hoạt động thẩm định kéo dài thêm thời gian mà chất lượng thẩm định không đáp ứng được các yêu cầu chung, ảnh hưởng đến thời hạn triển khai dự án.

Sự không thống nhất trong quy trình thẩm định cũng gây ra khá nhiều những bất cập; mỗi Bộ, ngành lĩnh vực đầu tư lại đưa ra một quy trình thẩm định khác nhau nhưng lại không đồng nhất về quan điểm, gây ra sự chồng chéo. Chính điều này đã gây ra những mâu thuẫn giữa các báo cáo thẩm định bởi quy trình của Bộ nào cũng đúng và làm cho Bộ KH & ĐT chẳng biết áp dụng quy trình nào là đúng nhất. Do đó mâu thuẫn trong các ý kiến đóng góp văn phòng thẩm định buộc phải triệu tập hội đồng thẩm định, thuê các chuyên gia... mới có thể đưa ra được kết luận cuối cùng về dự án.

3.2. Về nội dung thẩm định

Nhìn chung công tác thẩm định DAĐT đã đáp ứng được về cơ bản những nội dung cần xem xét. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Chẳng hạn trong việc thẩm định mục tiêu dự án, Văn phòng vẫn còn những quyết định thiếu chính xác trong việc lựa chọ các lĩnh vực đầu tư của dự án phù hợp với mục tiêu phát triển. Khi xem xét dự án thường chú ý đến các chỉ tiêu định tính, ít chú ý đến các chỉ tiêu định lượng, trong phân tích tài chính cũng như trong phân tích những hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, các chỉ tiêu này thường thiếu chính xác hoặc chưa đầy đủ, chủ yếu dựa vào các thông số

này. Việc sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chiết khấu xã hội để đánh giá hiệu quả kinh tễ xã hội của dự án, tuy có nhiều ưu điểm xong không phản ánh hết giá trị thực chi, thực thu của dự án trong trường hợp có rủi ro và không sử dụng được để lựa chọn những dự án có nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội như nhau. Bên cạnh đó việc xác định các giá trị kinh tế thiếu nhất quán và phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người phân tích dự án, bởi hiện nay chúng ta chưa có quy định về mức giá kinh tế để tính chuyển các khoản thu chi trong phân tích kinh tế của dự án. Chưa có biện pháp xác định tính khả thi trong phương thức tổ chức thực hiện dự án như: Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu cho nên có rất nhiều dự án sau khi được phê duyệt gặp rất nhiều trở ngại ngay ở bước đầu tiên trong quá trình triển khai dự án. Trong khi đó thẩm định phương án tổ chức thực hiện dự án là một nội dung bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án, điều đáng tiếc là nó lại không được quan tâm đúng mức trong quá trình thẩm định, do vậy không đảm bảo tính khả thi.

3.3. Về tổ chức thực hiện công tác thẩm định

Công tác tổ chức thẩm định chưa thực sự khẩn trương, thời gian thẩm định dự án nhiều khi còn kéo dài so với quy định. Một ví dụ đó là công tác lập dự án thông qua kế hoạch thẩm định đối với những dự án nhóm A, đầu tư trong nước nhiều khi còn chậm trễ. Không chủ động trong việc bố trí chuyên gia, thành viên tham gia, thời gian tiến hành Hội nghị thẩm định bởi còn phải chờ xin ý kiến của Lãnh đạo Bộ, khiến cho công tác bị gián đoạn làm cho thời gian ở các giai đoạn tiếp theo bị hạn hẹp. Vì thế trong nhiều trường hợp, các thành viên tham gia góp ý kiến đã không bố trí được thời gian, dẫn đến nhiều vấn đề đã không giải quyết được ngay trong Hội nghị thẩm định mà lại đợi ý kiến chính thức của các Bộ, ngành, làm cho thời gian thẩm định bị kéo dài.

Trên đây là những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thẩm định cần phải được xem xét giải quyết ngay, hạn chế những yếu tố cản trở hoạt động đầu tư. Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động thẩm định DAĐT và tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hạn chế trên và đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w