1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, việc kêu gọi khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế là một việc làm hết sức quan trọng, song vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa hoạt động đầu tư được thực hiện, triển khai theo đúng các quy hoạch, kế hoạch, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế và đạt được mục tiêu đề ra quan trọng hơn rất nhiều. Để giải quyết vấn đề này cần phải tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và quản lý đầu tư bởi nó giữ một vai trò quyết định đến thành qủa cuối cùng của công cuộc đầu tư. Mặt khác nó còn góp phần định hướng cho các hoạt động đầu tư trong tương lai nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia.
Trong điều kiện nguồn lực của nền kinh tế còn nhiều hạn chế, để có thể tiến hành các hoạt động đầu tư sao cho mang lại hiệu qủa kinh tế cao nhất và lợi ích kinh tế xã hội lớn nhất cho cộng đồng. Điều này đòi hỏi phải có một đơn vị chuyên trách chuyên tổ chức, lập kế hoạch, thẩm định và triển khai các chương trình, DAĐT. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư trong phạm vi quốc gia và phân cấp quản lý hoạt động đầu tư tại các tỉnh, thành phố. Bộ KH&ĐT được thành lập, tiền thân là uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngay sau khi giành được chính quyền, nhận thức của việc đề ra các kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã ra sắc lệnh số 78-SL thành lập uỷ Ban nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu soạn thảo kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hoá trình Chính phủ.
Ngày 14/4/1950 Chủ tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay sắc lệnh số 78-SL, có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo đệ trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương
Ngày 8/10/1955 Hội Đồng Chính phủ đã ra quyết định thành lập uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 14/10/1955 Thủ tướng Chính phủ ra thông tư số 603/1955/TT-TTg về việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước. Theo đó Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước tiến hành nghiên cứu, soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho quốc gia. Sau này đất nước tiến lên cải cách nền kinh tế, để phù hợp với nhiệm vụ của thời kỳ mới Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước được đổi tên thành Bộ Kế hoạch và Đầu Tư.
Ngày 20/6/1974 bằng quyết định số 142/1974/QĐ-CP, Văn phòng thẩm tra được thành lập có nhiệm vụ thiết kế và báo cáo hoạt động kiểm tra thiết kế kỹ thuật. Ngày 12/5/1992 được sự thống nhất của ban tổ chức cán bộ Chính phủ bằng công văn số 134-TCCV, Chủ nhiệm Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước ký quyết định thành lập văn phòng thẩm định DAĐT (quyết định số 48-UB/TCCB) trên cơ sở tách bộ phận thẩm định của Vụ xây dựng cơ bản để làm thường trực giúp chủ tịch hội đồng, thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật cấp Nhà nước và các DAĐT trực tiếp nước ngoài.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Bộ KH&ĐT là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, về cơ chế quản lý kinh tế; quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp, điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Căn cứ vào chương trình IV việc tổ chức Chính phủ, Nghị định 15/1995/NĐ-CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ và Nghị định 75/1995/NĐ-CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ, Bộ KH&ĐT có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:
Tổ chức xây dựng nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ. Xác định phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo sự cân đối giữa đầu tư trong nước và ngoài nước để trình Chính phủ quyết định.
Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong nước, nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu xây dựng các quy chế và
phương pháp kế hoạch hoá, hướng dẫn các bên nước ngoài vào Việt Nam trong việc đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả nguồn lực từ nước ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, giữ tích luỹ và tiêu dùng, tài chính, tiền tệ, hàng hoá vật tư chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phân bổ kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành và địa phương để trình Chính phủ.
Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phổ trực thuộc TW, xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch kể cả kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước, ngành kinh tế và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt.
Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phổ trực thuộc TW trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình, chính sách của Nhà nước đối với việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài. Điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực do Chính phủ giao; làm đầu mối phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trên.
Làm chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: xét duyệt định mức kinh tế- kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nước; là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định DAĐT trong nước và nước ngoài; là cơ quan đầu mối trong việc điều phối quản lý sử dụng nguồn vốn ODA, quản lý đăng ký kinh doanh; cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh, liên kết của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài. Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư.
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xử dụng quỹ dự trữ Nhà nước. Tổ chức nghiên cứu, dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế xã hội trong nước và nước ngoài phục vụ cho việc xây dựng và điều hành kế
Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Bộ quản lý.
Thực hiện các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển; chính sách kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ phát triển và hợp tác đầu tư.