I. Về phía Nhà nước
4. Mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư
Tư vấn đầu tư là hoạt động giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đầu tư được thuận lợi hơn nhưng ở Việt Nam thì việc thực hiện công việc này vẫn còn bị bỏ ngỏ, hoạt động chủ yếu do tự phát thiếu sự chỉ đạo của các ngành, của các chuyên gia chuyên môn. Trong khi đó lĩnh vực này rất quan trọng đối với các Nhà đầu tư với các cơ quan quản lý dự án song hầu như nó chỉ do các cơ quan luật hay do các công ty tư vấn nước ngoài đảm trách. Phần còn lại thuần tuý là thủ tục lại do các tổ chức có nguồn gốc từ uỷ ban hợp tác và đầu tư trước đây đảm nhiệm. Hoạt động trên mang tính chất vừa đá bóng vừa thổi còi đã tạo ra không ít những khe hở, những tiêu cực lập, thẩm định và triển khai DAĐT. Vì vậy, cần nâng cao trình độ về tư vấn trong đầu tư .
Tổ chức tư vấn không chỉ giúp cho các cơ quan làm chủ đầu tư trong việc lập dự án, làm hồ sơ thủ tục cho hợp lệ mà còn góp phần súc tiến hoạt động đầu tư. Chẳng hạn họ có thể giới thiệu cho các cơ quan là chủ đầu tư vào các nghành nghề, lĩnh vực được phép đầu tư, nghành nghề địa bàn được Nhà nước ưu tiên khuyến khích và thông tin cho họ về các nhà tài trợ, những lĩnh vực mà các nhà tài trợ quan tâm. Bởi vậy nếu như có sự chỉ dẫn rõ ràng về các mục tiêu đầu tư và phát triển quốc gia sẽ giúp cho việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án, tránh được các nguy cơ mang tính chủ quan và dễ bị các nhà tài trợ
chi phối như hiện nay. Việc này vừa giúp cho nhà đầu tư chọn được nghành nghề kinh doanh cho hợp lý, vừa giảm bớt những thủ tục không cần thiết mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà tài trợ và yêu cầu của quản lý Nhà nước, đồng thời giảm bớt khó khăn cho văn phòng thẩm định DAĐT trong việc xử lý các thiếu sót không cần thiết trong hồ sơ dự án.
Bên cạnh mở rộng các loại hình tư vấn, Nhà nước cũng cần phải tăng cường kiểm tra giám sát về chất lượng hoạt động của các tổ chức tư vấn. Do đó cần phải có các chế tài xử phạt các cơ quan tư vấn khi họ tư vấn sai hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc.