Quá trình thẩm định DAĐT

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 38 - 41)

II. thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch và đầu tư

1. Quy trình tổng quát dự án đầu tư tại bộ kế hoạch và đầu tư

1.2. Quá trình thẩm định DAĐT

ngoài (dự án ODA), kiểm tra điều kiện pháp lý sẽ quyết định tiếp nhận hồ sơ hoặc từ chối tiếp nhận dự án.

* Tiến hành thẩm định: Các hồ sơ DAĐT hợp lệ sẽ được tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định các DAĐT trong nước và các DAĐT nước ngoài theo quy định hiện hành. Văn phòng thẩm định DAĐT là đầu mối tổ chức phối hợp trong Bộ KH&ĐT. Đối với mỗi tổ chức phối hợp trong Bộ KH&ĐT, đối với các dự án nhóm A, sau khi tiếp nhận hồ sơ phải lập kế hoạch thẩm định, báo cáo lãnh đạo Bộ và tổ chức để các cơ quan liên quan, các Bộ, ngành, chuyên gia tham gia công việc thẩm định. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm từng dự án có thể áp dụng các hình thức:

- Nghiên cứu tổng hợp ý kiến các ngành của các Vụ liên quan, để có dự thảo Báo cáo thẩm định và dự thảo ý kiến về dự án trình Lãnh đạo Bộ quyết định.

- Đối với các dự án lớn có nhiều vấn đề phức tạp, các cơ quan liên quan, các Vụ trong Bộ có nhiều ý kiến khác nhau cần tổ chức hội nghị thẩm định để tư vấn Bộ.

Văn phòng thẩm định DAĐT phải có Báo cáo thẩm định sơ bộ gửi tới Lãnh đạo Bộ 3 ngày trước khi tiến hành hội nghị thẩm định. Hội nghị thẩm định do Lãnh đạo Bộ chủ trì.

Trong quá trình thẩm định, Lãnh đạo Bộ có thể ký hợp đồng phản biện từng mặt của dự án hoặc toàn bộ dự án với các chuyên gia, các nhà khoa học, viện nghiên cứu, tổ chức tư vấn. Vụ Quản lý nghành chủ trì phối hợp với Văn phòng nghiên cứu DAĐT, tổ chức nghiên cứu, khảo sát (nếu cần) và phối hợp làm việc với Chủ đầu tư (đối với dự án nhóm B đầu tư trong nước). Đối với DAĐT nước ngoài, nếu có nhu cầu làm việc với các Chủ đầu tư là người nước ngoài, Văn phòng thẩm định DAĐT tập hợp yêu cầu gửi Vụ Đầu tư nước ngoài tổ chức tiếp xúc. Thực hiện việc tiếp xúc do Lãnh đạo Văn phòng thẩm định DAĐT chủ trì với sự tham gia của Vụ Đầu tư nước ngoài.

Các DAĐT vào KCN, các DAĐT nước ngoài mới có vốn dưới 5 triệu USD hoặc các dự án điều chỉnh, bổ sung hoặc các dự án có cùng sản loại sản phẩm, cùng quy mô đã lập lại nhiều lần, chỉ cần xem xét các điều kiện pháp lý, năng lực tài chính, mục tiêu dự án, các giải pháp công nghệ, môi trường, phương án tài chính và kinh tế của dự án, chỉ lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, địa phương

có liên quan trực tiếp đến dự án. Báo cáo thẩm định phải có nội dung phù hợp với quy định và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Văn phòng thẩm định DAĐT soạn thảo nội dung văn bản yêu cầu giải trình bổ sung điều chỉnh hồ sơ dự án. Trong trường hợp yêu cầu chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung điều chỉnh những điều kiện quan trọng của dự án khi phải trình lãnh đạo Bộ xem xét quyết định.

* Phối hợp của các Vụ trong Bộ

(Mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình thẩm định dự án đầu tư trong nước biểu diễn trong hình 5)

Văn phòng thẩm định phải chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung Báo cáo thẩm định của các dự án phải qua thẩm định, dự thảo ý kiến của Bộ đối với DAĐT trong nước và dự án nhóm A đầu tư nước ngoài trình Thủ tướng và quản lý hồ sơ dự án trong giai đoạn thẩm định. Vụ Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm hồ sơ, góp ý kiến thẩm định bằng văn bản về các điều kiện pháp lý của dự án cần thể hiện trong Giấy phép, soạn thảo nội dung Giấy phép đầu tư, Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài với Lãnh đạo Bộ.

Vụ Quản lý KCN và KCX chịu trách nhiệm trước Bộ về hoạt động phát triển của các KCN và KCX; có trách nhiệm tham gia trong quá trình hình thành và xem xét thẩm định; góp ý kiến bằng văn bản đối với dự án hình thành KCN, KCX và các DAĐT vào khu này; giám sát hoạt động thông qua các ban quản lý KCN.

Các Vụ chuyên ngành chịu trách nhiệm phối hợp thẩm định các DAĐT trong nước và đầu tư nước ngoài, có báo cáo về định hướng phát triển ngành, vùng lãnh thổ liên quan đến việc lựa chọn mục tiêu, quy mô dự án, hình thức đầu tư, đối tác, định hướng công nghệ, các điều kiện cân đối kế hoạch đầu tư và hiệu quả đầu tư. Đối với các DAĐT trong nước sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách (đặc biệt là Ngân sách TƯ), cần ghi rõ ý kiến về khả năng huy động vốn và tiến độ đầu tư cho từng dự án, ý kiến nhóm B đầu tư trong nước. Vụ Kinh tế Đối ngoại phối hợp trong việc thẩm định các dự án ODA để đảm bảo chất lượng và yêu cầu trong lập dự án, kết hợp thẩm định trong nước với các cơ quan tổng hợp. Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân với ý kiến về cân đối vốn Ngân sách với các dự án ODA và vay vốn trong nước để góp phần đầu tư các dự án FDI. Vụ

nội dung liên quan đến chiến lược phát triển của địa phương, khả năng huy động vốn và cân đối vốn của dự án.

Vụ Quản lý DAĐT nước ngoài tổ chức theo dõi DAĐT nước ngoài từ quá trình thẩm định đến việc thực hiện dự án. Là đầu mối xem xét bổ sung điều chỉnh các dự án đã cấp Giấy phép. Vụ Cơ sở hạ tầng theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án trong nước.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định bộ kế hoạch đầu tư (Trang 38 - 41)