Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hộ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI (Trang 78 - 84)

- Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSNDTC

3.3.Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hộ

3. Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội hiện nay

3.3.Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hộ

với các hình thức giám sát khác như chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm thì mới có thể thúc đẩy các cơ quan chịu sự giám sát triển khai các biện pháp để thực hiện kiến nghị của các Đoàn giám sát.

3.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốchội hội

Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, nhìn chung, công tác giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban đã được chú trọng, đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban đã tiến hành giám sát khá toàn diện các lĩnh vực được phân công phụ trách, bước đầu có đổi mới về nội dung và hình thức giám sát. Thông qua hoạt động thẩm tra các báo cáo hàng năm, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giám sát chuyên đề, hoạt động giám sát đó ngày một nâng cao về chất lượng và hiệu quả. Hình thức, phương thức tiến hành giám sát được cải tiến và đổi mới, có sự lồng ghép giữa giám sát chuyên đề và giám sát thường xuyên, tạo ra những hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động giám sát. Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan đã được tăng cường hơn. Các nhận định, đánh giá trong báo cáo giám sát đã phản ánh tích cực và khách quan tình hình thực tiễn, nêu bật những kết quả đạt được, kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, pháp luật, những yếu kém trong quản lý, điều hành cần được khắc phục; các đề xuất, kiến nghị trong báo cáo giám sát có tính khả thi cao, tạo được sự đồng thuận trên diễn đàn Quốc hội, góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội và việc hoàn thiện

chính sách trong lĩnh vực của Hội đồng dân tộc, Ủy ban phụ trách. Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban trong những năm vừa qua đã có những bước tiến bộ, có tác dụng tích cực trong công tác xây dựng pháp luật; cùng với Chính phủ, các cơ quan hữu quan và các địa phương thúc đẩy việc thực thi pháp luật, khắc phục hạn chế, thiếu sót, đề xuất những giải pháp có hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã tập trung vào việc thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc các lĩnh vực do Hội đồng và các Uỷ ban phụ trách. Các vấn đề được Hội đồng và các Uỷ ban quan tâm giám sát khá thường xuyên là kinh tế, ngân sách, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, lao động, việc làm, tình hình bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tình hình an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, chống buôn lậu, chống tham nhũng… Hoạt động giám sát đã giảm bớt tính hình thức, làm rõ những ưu điểm cần phát huy, những thiếu sót cần khắc phục trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nêu được nhiều kiến nghị xác đáng.

Các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội được tiến hành dưới nhiều hình thức, kết hợp giữa nghe báo cáo và cử đoàn giám sát. Địa bàn giám sát được mở rộng đến nhiều địa bàn quan trọng ở các vùng biển, hải đảo, biên giới và một số cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Các kết quả giám sát được báo cáo với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và thông báo cho Chính phủ và các cơ quan hữu quan. Nhiều nội dung giám sát đã cung cấp các thông tin cần thiết, làm cơ sở để xem xét, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh của Quốc hội hoặc của

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, góp phần đẩy mạnh việc thực thi đường lối, chính sách và pháp luật trong cuộc sống.

Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và ĐBQH trong thời gian vừa qua đã có những kết quả đáng khích lệ, góp phần bảo đảm cho luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH có thêm những thông tin cần thiết để kịp thời phục vụ việc xem xét, thông qua các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác được tốt hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới, đó là:

- Năng lực giám sát của các cơ quan của Quốc hội so với yêu cầu, nhiệm vụ còn hạn chế. Hiện nay, số lượng ĐBQH chuyên trách là thành viên của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban tuy có tăng nhưng vẫn còn quá ít; trình độ chuyên môn, kỹ năng về giám sát nói chung và giám sát về lĩnh vực của một số ĐBQH còn hạn chế; nhiều đại biểu khó tham gia ý kiến có chất lượng, ngay cả về các vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực của Hội đồng dân tộc, Ủy ban mà mình là thành viên. Trong đó đáng chú ý là kỹ năng và phương thức thực hiện giám sát cũng như việc sử dụng các công cụ phục vụ hoạt động giám sát như kiểm toán, chuyên gia, các kênh thông tin độc lập, báo chí... còn nhiều hạn chế và thiếu tính chuyên nghiệp nên đã tác động đến chất lượng và hiệu quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội.

- Phạm vi, đối tượng giám sát quá rộng, theo cơ cấu tổ chức và quy định hiện nay, mỗi Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được giao theo dõi, giám sát nhiều bộ, ngành thuộc lĩnh vực phụ trách. Tuy có nhiều cố gắng nhưng hoạt

động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban còn chưa đầy đủ, theo đúng các quy định của pháp luật. Chưa tổ chức được nhiều hoạt động khảo sát thực tế nên chất lượng của hoạt động thẩm tra báo cáo công tác của các cơ quan thuộc lĩnh vực phụ trách chưa cao; công tác nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn thư chuyển đến cơ quan hữu quan, đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết các đơn thư còn hạn chế; việc giám sát văn bản chủ yếu là kết hợp với giám sát chuyên đề và nhiều khi việc giám sát mới tập trung vào tiến độ ban hành và số lượng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết mà chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của từng văn bản nên những nội dung không bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc trái với nội dung của luật đã không kịp thời được phát hiện để kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.

- Chất lượng, hiệu quả giám sát trong một số trường hợp chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra. Việc giám sát trong một số trường hợp còn mang tính hình thức, chỉ tập trung vào việc tổ chức đoàn giám sát theo chuyên đề, giám sát thường xuyên tại các bộ, ngành, địa phương mà chưa chú trọng đến việc triển khai, áp dụng các hình thức giám sát khác nhằm đa dạng hóa phương thức tiến hành giám sát. Tình trạng giám sát chưa kỹ, chưa sâu và chưa thường xuyên, chưa bao quát hết được phạm vi cần thiết đã dẫn tới kết quả là chậm phát hiện vấn đề và không đề xuất kịp thời các giải pháp để tháo gỡ; có trường hợp đưa ra kiến nghị còn chung chung nên khó xác định nội dung cụ thể để điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách. Các cơ quan được phân công chưa tổ chức được nhiều hoạt động khảo sát thực tế về hoạt động của các cơ quan, cá nhân liên quan nên chất lượng của hoạt động thẩm tra đối với các báo cáo công tác của cơ quan, cá nhân do Quốc hội bầu còn hạn chế. Công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tuy có bước chuyển biến nhưng nói chung việc theo dõi, đôn đốc việc xử lý của các cơ quan, tổ chức hữu quan còn hạn chế, dẫn đến việc giải quyết nhiều vụ việc

còn chậm, không dứt điểm, để dây dưa, tồn đọng kéo dài, làm phức tạp tình hình.

- Các Đoàn giám sát tổ chức về địa phương nhiều, có khi tập trung vào một số địa phương trong cùng một khoảng thời gian. Mặc dù UBTVQH đã chỉ đạo, phối hợp, điều hòa hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, tuy nhiên, do áp lực về thời gian đối với việc triển khai giám sát là khá lớn, khối lượng công việc nhiều (chỉ riêng giám sát chuyên đề, một năm đã có tới 14 chuyên đề của Quốc hội , UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban được tiến hành giám sát trong khoảng thời gian hạn hẹp giữa hai kỳ họp Quốc hội, ngoài các phiên họp UBTVQH) và sự phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội chưa thật hiệu quả nên không thể tránh khỏi tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa các đoàn giám sát của các cơ quan khác nhau của Quốc hội .

- Cách thức tổ chức giám sát về địa phương chưa thật sự rõ ràng là “giám sát” hay chỉ là “khảo sát”. Vấn đề này còn liên quan đến việc xác định khái niệm của hoạt động giám sát để có sự phân biệt với những hoạt động khảo sát, tìm hiểu thông tin, tình hình thực tế. Hiện nay, đa phần các hoạt động giám sát ở địa phương chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc nghe các cơ quan, đơn vị ở địa phương báo cáo, tìm hiểu tình hình thực tiễn để có thêm căn cứ, cơ sở cho những kiến nghị giám sát về sau, chưa phải là để phát hiện vấn đề và kiến nghị biện pháp xử lý. Tuy mục đích của hoạt động giám sát nói chung của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội không phải là đi địa phương để phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật cụ thể mà chủ yếu để phục vụ việc ban hành chính sách vĩ mô, nhưng cần phải xác định và phân biệt rõ hoạt động “giám sát” và hoạt động “khảo sát” của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban để thống nhất về mặt nhận thức và cách thức tổ chức thực hiện.

- Trong một số hoạt động giám sát chuyên đề còn chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc của đối tượng giám sát. Nhận thức về vị trí, vai trò

và tầm quan trọng của hoạt động giám sát của Quốc hội , các cơ quan của Quốc hội tại một số cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ nên sự phối hợp, kết hợp còn có mặt hạn chế. Tình trạng báo cáo chuẩn bị sơ sài, gửi không đúng thời gian, cử cán bộ không đúng thẩm quyền đến báo cáo là khá phổ biến. Bên cạnh đó, do chưa có văn bản pháp luật nào quy định về các chế tài xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân không triển khai thực hiện những kiến nghị của Đoàn giám sát nên trong một số trường hợp, những kiến nghị của đoàn giám sát chưa được các cơ quan chịu sự giám sát tổ chức thực hiện hiệu quả.

- Việc tập hợp, theo dõi, đôn đốc giải quyết các kiến nghị sau giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban đối với các cơ quan chức năng sau giám sát vẫn còn là khâu yếu, do vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát. Sự phối kết hợp giữa các hình thức giám sát để đảm bảo cho những kiến nghị giám sát được thực thi (như việc tái giám sát, chất vấn về việc thực hiện kiến nghị giám sát…) chưa thực hiện tốt. Đối với cá nhân ĐBQH có thể thực hiện quyền chất vấn để chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH, tuy nhiên, đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng, Ủy ban thì Hội đồng, Ủy ban có thể tổ chức hoạt động chất vấn, điều trần để yêu cầu các cơ quan hữu quan báo cáo, giải trình về những vấn đề Hội đồng, Ủy ban quan tâm, trong đó có việc triển khai các kiến nghị sau giám sát của Hội đồng, Ủy ban. Bên cạnh đó, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội cũng còn thiếu các biện pháp có tính chất chế tài đơn giản, dễ sử dụng, có khả năng thay đổi, tác động lên hành vi của đối tượng bị giám sát, chẳng hạn như phê bình, công bố công khai cho báo chí. Luật cũng chưa quy định rõ khi nào thì các biện pháp mạnh (như đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm, đề nghị QH bãi nhiệm) nên được sử dụng khi mà các đối tượng giám sát không chấp hành nghiêm chỉnh các kiến nghị giám sát của các cơ quan của Quốc hội.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI (Trang 78 - 84)