0
Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Quyền giám sát tối cao của Quốc hộ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI (Trang 41 -44 )

- Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSNDTC

1. Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hộ

1.2. Quyền giám sát tối cao của Quốc hộ

Theo quy định hiện hành, quyền giám sát của Quốc hội được hiểu như sau:

+ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước

(

Điều 83 của Hiến pháp năm 1992)

;

+ Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC (khoản 2 Điều 84 của Hiến pháp năm 1992);

+ Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDC, Viện trưởng VKSNDTC...; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

(

Điều 84 của Hiến pháp năm 1992)

+ Quốc hội ra nghị quyết buộc các cơ quan nhà nước khác phải nghiêm chỉnh chấp hành; bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc

hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC và VKSNDTC trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

(

Điểm 9 Điều 84 của Hiến pháp năm 1992

).

Như vậy ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng, đó là Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi chủ thể, là quyền năng duy nhất được Hiến pháp và luật quy định.

1.3. Quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội

1.3.1 Quyền giám sát của UBTVQH

Với tư cách là một chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật và là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp, UBTVQH có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội.

Theo quy định tại các khoản 5, 6 Điều 91 của Hiến pháp năm 1992, các khoản 5, 6 Điều 7 và Điều 11 của Luật tổ chức Quốc hội (2001), các điều 18, 19, 20, 21, 22, 24, 26 của Quy chế làm việc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1993), Điều 3 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát các nội dung sau:

+ Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

+ Quyết định chương trình giám sát hàng quý, hằng năm; phân công thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện các nội dung trong Chương trình giám sát; giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thực hiện một số nội dung thuộc chương trình giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; xem xét, thảo luận các báo cáo và kiến nghị trong hoạt động giám sát; yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân thực hiện những kiến nghị của Uỷ ban

thường vụ Quốc hội; giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân.

+ Tự mình hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH hoặc của ĐBQH xem xét, quyết định đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định; huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

+ Tự mình hoặc theo đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH hoặc của ĐBQH xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giải tán Hội đồng nhân dân đó.

+ Bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; xem xét việc trả lời chất vấn của ĐBQH đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan giữa hai kỳ họp Quốc hội.

1.3.2 Quyền giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội

Thẩm quyền thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội được quy định từ Điều 24 đến Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội, Điều 27A của Luật tổ chức Quốc hội, Điều 3 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Điều 78 Quy chế hoạt động của

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội năm 2007.

Ngoài ra, theo các quy định mới được sửa đổi, bổ sung của Luật tổ chức Quốc hội (2001), Hội đồng dân tộc, Uỷ ban kinh tế và ngân sách, Uỷ ban quốc phòng và an ninh, Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Uỷ ban về các vấn đề xã hội, Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường, Uỷ ban đối ngoại còn có thẩm quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực do Hội đồng, Uỷ ban phụ trách; kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI (Trang 41 -44 )

×