Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hộ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI (Trang 31 - 33)

- Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSNDTC

3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hộ

quy trình thống nhất và hoạt động biểu quyết thông qua luật tại kỳ họp Quốc hội là hoạt động lập pháp mang tính quyết định trong quy trình lập pháp. Do đó, trong quy trình giám sát tối cao thì hoạt động giám sát trong kỳ họp Quốc hội được coi là công đoạn mang tính quyết định. Hơn thế nữa, Điều 4 Luật tổ chức Quốc hội cũng quy định rằng: Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng bằng hiệu quả hoạt động của UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và các ĐBQH. Vì thế có thể khẳng định không có cơ sở để phân chia, tách rời hoạt động giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao, còn hoạt động giám sát của các cấu trúc thuộc Quốc hội (các cơ quan của Quốc hội) không phải là giám sát tối cao. Điều này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội hiện nay. Để hoạt động giám sát của Quốc hội đạt hiệu quả cần nhận thức đầy đủ và có các giải pháp toàn diện tác động lên toàn bộ quy trình giám sát như một thể thống nhất.

3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội,các cơ quan của Quốc hội các cơ quan của Quốc hội

Việc xác định các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần được xem xét dưới những góc độ thích hợp. Trong đó, dựa vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và hoạt động thực tiễn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, có thể đưa ra một số tiêu chí sau:

- Theo chức năng, thẩm quyền: hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được xác định dựa trên việc thực hiện chức năng, thẩm quyền theo luật định. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Do đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát cần đánh giá ở 2 phương diện: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (thực hiện các quyền lực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước )và Quốc hội có quyền giám sát tối cao (đánh giá hoạt động của các chủ thể thuộc phạm vi giám sát, phương thức, hậu quả giám sát tối cao).

- Theo đối tượng chịu sự giám sát: hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được đánh giá dựa trên hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc theo dõi, đánh giá hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.

- Theo góc độ hoạt động: hiệu quả giám sát của hoạt động này được đánh giá thông qua những hoạt động cụ thể như: xem xét các báo cáo công tác, xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, pháp luật; chất vấn; điều trần….Các đánh giá từ góc độ này cho phép đánh giá hiệu quả của từng phương thức giám sát một cách cụ thể.

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong thời gian qua ngày càng được đẩy mạnh và được coi như tiêu chí để xác định thực quyền của Quốc hội. Tuy nhiên, việc đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động giám sát này là một việc khó vì đây là hoạt động chính trị ở tầm vĩ mô, khó định lượng. Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội, có thể khái quát một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội như sau:

- Việc đạt được các yêu cầu đề ra

Mục đích của hoạt động giám sát là việc mà các chủ thể khi tiến hành giám sát hướng tới và mong muốn đạt được. Sau giám sát, việc so sánh đối chiếu kết quả đạt được sau khi tiến hành giám sát và mục đích đặt ra trước khi tiến hành giám sát sẽ cho thấy hiệu quả của việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội.

- Kết quả sau giám sát

Căn cứ xác định kết quả sau giám sát là mức độ thực hiện các chương trình, kế hoạch giám sát cũng như việc hoàn thành các nhiệm vụ giám sát cụ thể. Tuy nhiên, việc xác định kết quả sau giám sát là một công việc khó khăn, vì việc đánh giá mang yếu tố chính trị - xã hội ở tầm vĩ mô, khó định lượng.

- Số lượng các hoạt động giám sát

Việc xác định các số lượng các hoạt động giám sát được thể hiện thông qua số lượng các báo cáo công tác, các chuyên đề giám sát trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, số chất vấn của ĐBQH, số lượng các đoàn giám sát…

Do đó, có thể khái quát rằng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được thể hiện thông qua việc thi hành và kết quả thực hiện những quyết định của Quốc hội trên thực tế, tác động lên các mặt của đời sống kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w