Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dựán đầu tư.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 70 - 74)

- An toàn về nguồn vốn:

+ Vốn huy động đảm bảo số lượng, phù hợp tiến độ bỏ vốn. + Đảm bảo pháp lý và cơ sở thực tiễn nguồn vốn.

+ Xem xét điều kiện vay vốn, hình thức thành toán và trả nợ vốn. + Tỷ lệ vốn tự có và vốn vay ≥ 1.

- An toán về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ.

+ An toàn khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn: tài sản lưu động/ nợ

ngắn hạn.

+ Tỷ lệ thanh toán hiện hành: phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh

nghiệp.

+ An toàn khả năng trả nợ dự án:

Tỷ số trả nợ của dự án = Nguồn trả nợ hàng năm/ Nợ phải trả hàng năm (gốc vs lãi).Tỷ số này so sánh với mức quy định chuẩn theo từng ngành nghề.

Câu 22 (1d) Nội dung chi tiết các yếu tố cấu thành tổng mức đầu tư theo VBQL hiện hành

Tổng mức đầu tư được xác định theoc ông thức :

V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK +GDP Trong đó: Trong đó:

- V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình - GXD: Chi phí xây dựng của dự án

- GTB: Chi phí thiết bị của dự án

- GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư - GQLDA: Chi phí quản lý dự án

- GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng - GK: Chi phí khác của dự án

Cụ thể các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định theo nghị định 112/2009/NĐ-CP của chính phủ về Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, như sau:

Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình;

chi phí phá dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;

Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và

chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác;

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà, công

trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có);

Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ

khi lập dự án đến đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư;

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết

kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan.

Chi phí khác bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối với các dự án

đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác;

― Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, thông tu 04/2010/TT-BXD có quy định cụ thể hơn nữa các khoản mục này.

Câu 23 (1d) các phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo VBQL hiện hành

 quy định cụ thể tại PHỤ LỤC 1 ban hành kèm theo thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ XD về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ban hành ngày 26/5/2010. Bao gồm 4 phương pháp:

- Xác định theo thiết kế cơ sở của dự án

- Tính theo diện tích hoặc công suất sự dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình

- Xác định theo số liệu của các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật tương tự đã thực hiện

- Kết hợp các phương pháp trên để xác định tổng mức đầu tư. 1.Phương pháp 1: Xác định theo thiết kế cơ sở của dự án.

a) Công thức xác định

Tổng mức đầu tư được tính theo công thức sau:

V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK +GDP (1.1)Trong đó: Trong đó:

- V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình - GXD: Chi phí xây dựng của dự án

- GTB: Chi phí thiết bị của dự án

- GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư - GQLDA: Chi phí quản lý dự án

- GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng - GK: Chi phí khác của dự án

- GDP: Chi phí dự phòng

Xác định chi phí xây dựng của dự án

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình của dự án được tính dựa trên khối lượng và đơn giá của từng công tác xây dựng hoặc bộ phận kết cấu của công trình, hạng mục công trình. Sau đó công thêm thuế VAT.

Xác định chi phí thiết bị của dự án:

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự án:

― Phương pháp lập dự toán công trình

― xác định dựa vào suất chi phí thiết bị tinhd cho 1 đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình.

Xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư

Chi phí bồi thường giả phóng mặt bằng và tái định cư (GGPMB) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thầm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xác định và các chi phí khác

của dự án

được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%). Hoặc tổng chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể được ước tính từ 10 -15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.

Vốn lưu động ban đầu (VLD) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (Lvay) thì tùy điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.

Xác định chi phí dự phòng của dự án

Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Ưu nhược điểm:

- Ưu điểm: mọi loại công trình, dự án đều áp dụng được; cho phép xác đinh cơ cấu tổng vốn ĐT theo các yếu tố cầu thành

- Nhược điểm:

+ Giá cả thay đổi thường xuyên, nếu áp dụng phương pháp này thì chủ đầu tư ( tư vấn) phải am hiểu giá cả trong xây dựng để năm bắt được giá cả => xác định đúng.

2.Phương pháp 2: Tính theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình

a) Công thức xác định

Khác so với pp 1 ở xác định chi phí XD và chi phí thiết bị là sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp. Các chi phí khác tính tương tự pp1.

Xác định chi phí xây dựng của dự án

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức (1.2). tuy nhiên Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định như sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 70 - 74)