2. xây dựng Chế độ làm việc:
CHƯƠNG 6: TÀI CHÍNH
Câu 20 :mục đích, yếu cầu, vai trò của pt tài chính
1.Mục đích: => nội dung quan trọng => nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt
tài chính thông qua việc:
- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính : cho việc thực hiện có hiệu
quả dự án đầu tư ( xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án)
- Dự tính chi phí lợi ích thu được từ dự án: xem xét những chi phí sẽ phải thực hiện kể
từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được do thực hiện dự án. Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự á
- Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư:
+ An toàn về nguồn vốn huy động: nếu các nguồn vốn không huy động đầy đủ, không phù hợp với tiến độ của quá trình đầu tư thì dự án sẽ khó thực hiện được
+ An toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ:liên quan đến vay NH
+ An toàn cho các kết quả tính toán hay nói một cách khác xem xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án khi các yếu tố khách quan tác động theo hướng không có lợi, trong trường hợp rủi ro xảy ra trong một giới hạn nhất định thì dự án vẫn có thể đạt được các chỉ tiêu hiệu quả. Viết thêm: hoạt động đầu tư pt mag tính chất
lâu dài> có nhiều yếu tố tác động( cả tích cực và tiêu cực- ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án> áp dụng phương pháp ptich độ nhạy của dự án, trong các y tố thì y tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến dự án.
2.Vị trí.
Nghiên cứu tài chính là bước tiếp theo sau nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án.
Nghiên cứu tài chính được thực hiện dựa trên kết quả của nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án. Nghiên cứu tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nghiên cứu kĩ thuật của dự án: nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật là tiền đề cho nghiên cứu tài chính của dự án; ngược
chọn kĩ thuật. nếu các lựa chọn kĩ thuật sau khi nghiên cứu tài chính được kết luận là không hiệu quả thì phải quay lại nghiên cứu kĩ thuật để tìm lựa chọn kĩ thuật khác phù hợp)
3.Vai trò của phân tích tài chính:
Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà Nước, các cơ quan tài trợ vốn cho dự án
Đối với chủ đầu tư: Kết quả của pt tài chính là căn cứ để chủ đầu tư có quyết định đầu tư đúng đắn có nên đầu tư hay không. Do đó, nc tài chính Cung cấp các thông tin cần thiết
để chủ đầu tư đưa ra các quyết định có nên đầu tư hay không? và nên lựa chọn đầu tư vào đâu, ntn để đem lại lợi nhuận thích đáng nhất?
Đối với các cơ quan có thâm quyền quyết định đầu tư của NN: pt tài chính là một trong những căn cứ để các cơ quan xem xét cho phép đầu tư đối với các dự án có sử dụng nguồn vốn của NN
Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án: là căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn
cho dự án. Dự án chỉ có khả năng tài trợ khi dự án đó phải được đánh giá là khả thi về mặt tài chính. Có nghĩa là dự án đó phải đạt được hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao về mặt tài chính
Phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế xã hội
Cả hai nội dung phân tích trên đều phải dựa trên việc so sánh các lợi ích thu được và các khoản chi phí phải bỏ ra
Tuy nhiên phân tích tài chính chỉ tính đến những chi phí và lợi ích sát thực đối với các cá nhân và tổ chức đầu tư. Còn phân tích KTXH, các khoản chi phí và lợi ích được xem xét trên giác độ nền kinh tế, xã hội
Do đó dựa trên những chi phí và lợi ích trong phân tích tài chính tiến hành điều chỉnh để phản ánh những chi phí cũng như những lợi ích mà nền kinh tế và XH phải bỏ ra để thu được
4.Yêu cầu của nghiên cứu tài chính của dự án:
- Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp: để phản ánh đầy đủ các khía cạnh tài chính của dự án
- Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính của DA - Đưa ra được nhiều phương án: từ đó lựa chọn phương án tối ưu
Câu 21 : ndung pt tài chính : (4 nd chính)
1. Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án.
(1) Dự tính tổng mức đầu tư
- k/n: tổng mức đầu tư: toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi
trong quyết định đầu tư. (tổng mức đt là chi phí tối đa chủ đầu tư được phép sử dụng để đt xd công trình).
tổng vốn đầu tư: là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
- Nội dung: Theo tính chất của các khoản chi phí: tổng vốn đầu tư có thể được chia
thành: chi phí cố dịnh; vốn lưu động ban đầu và vốn dự phòng.
(nghị định 112/2009/NĐ-CP)
+ vốn cố định : => tạo ra TSCĐ. Bao gồm: chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác.
+ Vốn lưu động ban đầu: tạo ra các tài sản lưu động ban đầu (cho một chu kì sản xuất kinh doanh hay trong vòng 1 năm) đảm bảo cho dự án đi vào hoạt động theo các điều kiện kinh tế kĩ thuật đã dự tính. Bao gồm: tài sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông.
+ Vốn dự phòng: Là chi phí cho các khoản chi phí phát sinh không dự kiến trước được gồm dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng do trượt giá). - Phương pháp xác định được quy định cụ thể tại thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ
XD về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ban hành ngày 26/5/2010. Bao gồm các phương pháp:
+ Xác định theo thiết kế cơ sở của dự án
+ Tính theo diện tích hoặc công suất sự dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình
+ Xác định theo số liệu của các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật tương tự đã thực hiện
+ Kết hợp các phương pháp trên để xác định tổng mức đầu tư.
- Lựa chọn nguồn vốn huy động cho Da: Có nhiều nguồn vốn => lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Đủ về số lượng: đủ mới thực hiện được
+ Đúng thời điểm (kịp thời): đảm bảo thời gian thi công. Nếu k đúng time => kéo dài time => cp sử dụng vốn tăng, các chỉ tiêu hiệu quả giảm => giảm tính khả thi của DA + Chắc chắn: => đảm bảo đủ và đúng thời điểm nhận
Tính chắc chắn thể hiện ở:
- Tính pháp lý: cam kết mang tính pháp lý => trách nhiệm. VD: NH có uy tín
- Thực tiến: chứng minh khả năng của nguồn vốn. VD từ lợi nhuận giữ laih của dn => phải chứng minh kết quả kinh doanh ít nhất trong 3 năm gần nhất của dn
- So sánh khả năng huy động vốn với nhua cầu vốn: nếu khả năng huy động < nhu cầu => phải giảm quy mô => quay lại pt kĩ thuật
- Xác định cơ cấu nguồn vốn => để kiểm tra tính hợp lý trong cơ cấu vốn
- Lập tiến độ huy động vốn. căn cứ vào: nhu cầu VĐT từng giai đoạn của quá trình thực hiện đt và cơ cấu nguồn vốn huy động được.
2. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm (hoặc từng giai đoạn của đời dự án) và
xác định dòng tiền của dự án.
(1) lập các báo cáo tài chính: 4 loại báo cáo chủ yếu
Vai trò của các báo cáo tài chính: giúp chủ ĐT tính được các chỉ tiêu tài chính trong tưng năm hoạt động + là cơ sở để xác định dòng tiền sau thuế
- Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án: xác định dựa vào
+ kế hoạch sx: lập trên cơ sở công suất khả thi và mức sx dự kiến của DA được ác định trong nc kĩ thuật
+ kế hoạch tiêu thụ sp: dựa trên lượng sx hằng năm, địa điểm tiêu thụ và giá bán + Dự tính chi phí sản xuất (dịch vụ) hằng năm bao gồm xác định cả khấu hao + Dự tính mức lãi lỗi của dự án: phản ánh hiệu quả tuyệt đối trong từng năm
+ Bảng dự trù cân đối kế toán dự án: giúp chủ ĐT đánh giá khả năng cân bằng tài chính của DA
(2)Xác định dòng tiền dự án:
- Xác định các dòng các khoản thu và dòng các khoản chi của DA: + dòng chi phí vốn ĐT bỏ ra ban đầu
+ giá trị đầu tu bổ sung tài sản
+ dòng chi phí vận hành hằng năm và các khoản chi phí khác. Chi phí vận hành hằng năm không bao gồm khấu hao (vì toàn bộ VĐT ban đầu đã tính vào dòng tiền của DA,
nếu tính KH => nên nếu tính thì KH được tính 2 lần) và không bao gồm lãi vay ( vì lãi vay đã được tính khi chiết khấu chí phí và doanh thu của DA)
+ dòng các khoản thu bao gồm doanh thu và thu khác (thu thánh lý TSCĐ và thu hồi VLĐ cuối đời DA)
- Xác định dòng tiền ròng = dòng chênh lệch giữa các khoản thu và các khoản chi trong suốt quá trình thực hiện và vận hành DA
- Xác định Dòng tiền sau thuế = Dòng tiền ròng – Dòng thuế