Những nghiên cứu về phân bón cho ngô trên Thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kỳ nhân trên một số cây trồng nông nghiệp (Trang 26 - 27)

Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phân bón cho ngô và những kết quả này đã đ−ợc đ−a vào áp dụng trong sản xuất.

Aloyce R.M.Hugo V., Wilfed.M khi đánh giá các yếu tố ảnh h−ởng đến sự chấp nhận hạt giống ngô cải tiến và phân vô cơ của nông dân vùng trung du và đất thấp ở Tanzania. Kết quả chỉ ra rằng, dịch vụ khuyến nông, các thử nghiệm trên ruộng nông dân, các đặc điểm của giống và l−ợng m−a là những yếu tố quan trọng ảnh h−ởng đến sự chấp nhận mở rộng hạt giống ngô cải tiến và sử dụng phân vô cơ, nông dân thích các giống tổn thất đồng ruộng thấp và phải sử dụng phân bón ít hơn là những giống có năng suất tối đa nh−ng l−ợng phân bón cao [57].

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Viện khoa học Nông nghiệp ở Bangladesh về số l−ợng phân bón cho ngô lai trong hệ thống trồng xen ngô-

đậu t−ơng cho 3 vùng, với hai hệ thống và 4 mức phân bón. Kết quả của các thí nghiệm cho thấy năng suất thực thu của ngô thu đựơc ở thí nghiệm có l−ợng phân bón cao nhất. Nếu tính cả hiệu quả kinh tế thì vùng Joydebpur mức độ bón phân hiệu quả nhất là: 250N - 120K2O5 - 120K2O - 40S - 5Zn(kg/ha), vùng Jessore và Hatharazi l−ợng phân bón hiệu quả là: 200N- 80P2O5 - 20S - 5Zn(kg/ha).

Thí nghiệm của Zizinnhepxkaia(1985), phun lên lá ngô dung dịch SnSO4 0,01%, đã kết luận: hàm l−ợng ascorbic acid và chlorophil trong lá tăng.

Skolnhicxki và Abdiraxtov(1961)[58], tẩm hạt ngô 24 giờ dung dịch ZnSO4 loãng, phối hợp với phun lên lá hai lần bằng dung dịch ấy, vào giai đoạn 6 - 7 lá và trỗ cờ. Kết quả cho thấy: kẽm có ảnh h−ởng tốt đến nhiều chức năng sinh lý của ngô, cây phát triển nhanh hơn 5 - 12 ngày, hoạt tính các enzym peroxidase, polyphenoloxidase, ascorbatoxidase tăng lên rõ rệt, hàm l−ợng Vitamin C ở nhiều pha sinh tr−ởng đều tăng.

Higa T và Parr J.F (1994) [61] cho rằng, phun chế phẩm EM (chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu) lên lá làm tăng các hormon và các chất hoá sinh khác. Điều đó có tác dụng xúc tiến sự quang hợp và vận chuyển các chất dinh d−ỡng trên cây. Phun lên lá một l−ợng nhỏ chất dinh d−ỡng và hormon là để điều chỉnh sự mất cân bằng về trao đổi chất, tăng thêm sự hoạt động của các enzym và sự quang hợp của cây do cải thiện đ−ợc thế của lá để hấp thụ ánh sáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kỳ nhân trên một số cây trồng nông nghiệp (Trang 26 - 27)